Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.
Trước tình hình này, trong năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã phối hợp với UBND xã Cát Hanh triển khai thực hiện mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, tại thôn Vĩnh Long và Khánh Phước. Tham gia mô hình có 30 hộ, được hỗ trợ 100% con giống bọ đuôi kìm, 30% các loại vật tư thiết bị, còn lại 70% nông dân đối ứng. Các hộ tham gia được hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi, chăm sóc, thả bọ đuôi kìm trưởng thành ra vườn dừa.
Sau thời gian 10 tháng thực hiện, ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra 3 vườn dừa, mỗi vườn 50 cây, gồm 1 vườn thả bọ đuôi kìm, 1 vườn dừa đối chứng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 1 vườn dừa không sử dụng thuốc BVTV, không thả bọ đuôi kìm. Kết quả cho thấy:
Trên vườn dừa thả bọ đuôi kìm, tỉ lệ gây hại lá giảm còn 3%, thấp hơn 3 lần so với vườn dừa đối chứng dùng thuốc BVTV, và thấp hơn 8,3 lần so với vườn dừa không dùng thuốc BVTV, không thả bọ đuôi kìm. Theo tính toán cho thấy, chi phí thực hiện nuôi bọ đuôi kìm trên vườn dừa 50 cây khoảng 1,14 triệu đồng, thấp hơn 885 ngàn đồng so với sử dụng thuốc BVTV; không chỉ lợi nhuận tăng hơn nhờ giảm được chi phí thuốc BVTV, mà còn giảm ô nhiễm môi trường, cho cây có bộ lá khỏe, sinh trưởng phát triển tốt.
Với kết quả này, huyện Phù Cát tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân nuôi bọ đuôi kìm để thả lên vườn dừa, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây dừa.
Có thể bạn quan tâm

Đây là các bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa gây hại cho nhiều nông dân và doanh nghiệp thu mua thanh long xuất khẩu. Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện trên cành, bẹ non, trái non và trái chín chuẩn bị thu hoạch.

Được biết, Cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm. Hơn nữa, cam Hà Giang có hạt, khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm. Vào mùa thu hoạch, giá cam Hà Giang được bán tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg (chưa tính công hái, cước phí vận chuyển), cuối vụ giá lên đến 50.000 đồng/kg. Bởi vậy, cam Hà Giang trên thị trường không thể giá rẻ như vậy.

Bà Thương cho biết: "Tôi thả 7.000 cá bông giống. Cá rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá cá thương phẩm luôn ổn định và cao hơn cá lóc. Để cá bông mau lớn thì ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển".

Mỗi năm, cứ vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 dương lịch, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh bắt tay vào sên vét ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Thế nhưng, cứ đến mùa sên vét lại xảy ra bao nỗi lo về kiểm soát dịch bệnh, bởi lịch sên vét ao đầm vẫn chưa được thống nhất, quá nhiều bất cập, khiến vấn đề này cứ mãi luẩn quẩn chưa có lối ra.

Tại một số vựa thu mua ốc bươu vàng ở huyện Long Mỹ và Vị Thủy (Hậu Giang), hiện giá ốc bươu vàng làm sạch ruột có giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 2.000 so với cùng kỳ năm 2013. Trung bình mỗi vựa thu mua được trên 5 tấn ốc/ngày.