Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm

Hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm
Publish date: Friday. October 16th, 2015

 Vậy việc khoán và bảo vệ rừng được hỗ trợ như thế nào và những đối tượng nào được thụ hưởng chính sách này?

Trả lời:

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

Trong đó đối tượng áp dụng là:

- Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng:

Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng...

 Theo nghị định, đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ gồm: Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND cấp xã quản lý.

 Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn nêu trên được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm, hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước với hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ  tối đa là 30ha 1 hộ gia đình.

 Hộ gia đình thuộc đối tượng 1 nêu trên thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được giao có trồng bổ sung với rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;

Hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.


Related news

Mục sở thị lò sấy cau khô Mục sở thị lò sấy cau khô

Hiện giá bán 1 kg cau khô được Trung Quốc thu mua để chế biến kẹo cau và ăn trầu ở thời điểm tháng trước là 32 nhân dân tệ (tương ứng hơn 100 ngàn đồng), nay hạ xuống chỉ còn 25 nhân dân tệ (tương đương gần 90 ngàn đồng).

Saturday. September 26th, 2015
Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê ngày 25/09/2015 Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê ngày 25/09/2015

Cà phê Arabica trong nhiều tháng bị ảnh hưởng nhiều do đồng Real suy yếu ( do những bất ổn chính trị ) tạo nên sức ép bán của người nông dân, những nhà thương mại ....

Saturday. September 26th, 2015
Chăn nuôi gia cầm trước thềm TPP như ngọn đèn mong manh trước gió Chăn nuôi gia cầm trước thềm TPP như ngọn đèn mong manh trước gió

Ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam với những khó khăn khi đứng trước thềm hội nhập TPP được ví như ngọn đèn mong manh trước gió.

Saturday. September 26th, 2015
Vui buồn nhân trần Vui buồn nhân trần

Những năm gần đây, nông dân hai xã Tiến Thành và Mã Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) mạnh dạn đưa cây nhân trần vào trồng. Loại cây dược liệu này đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu.

Saturday. September 26th, 2015
Thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu tự trói tay mình Thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu tự trói tay mình

Thủ tục kiểm tra chuyên ngành, giấy phép kỹ thuật, giấy phép kiểm dịch động, thực vật đang gây khó khăn cho quá trình xuất nhập khẩu. Đó là thông tin đưa ra tại hội thảo "Đơn giản hóa thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu" diễn ra ngày 23/9 tại TP.Hồ Chí Minh.

Saturday. September 26th, 2015