Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP
Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.
Qua khảo sát, đoàn đã nắm được tình hình khó khăn của trái quýt đường hiện nay đang bị hiện tượng đỏ đít và đỏ mầu dẫn đến chất lượng trái kém, dễ bị rụng, làm giảm năng suất. Hơn nữa, thương hiệu quýt đường Long Trị đang bị ảnh hưởng xấu vì có một số hộ dân thấy lợi trước mắt mà mua cây giống trôi nổi, thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, sản xuất ra trái quýt kém chất lượng.
Theo ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, tới đây các sở, ngành sẽ mời nhà khoa học đến theo dõi và trực tiếp hỗ trợ HTX quýt đường Long Trị về kỹ thuật, xây dựng trại sản xuất giống để HTX sản xuất cây giống đầu dòng chất lượng cung cấp cho người dân địa phương, góp phần giữ gìn và phát triển thương hiệu quýt đường Long Trị.
Trước đó, HTX cam xoàn Phương Phú, ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp cũng được đoàn chọn để hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và sản xuất theo chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm
Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.
Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi hiện nay là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm. Nghề nuôi tôm nước lợ đang ngày càng phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt thấp.