Hiệu Quả Từ Trồng Ngô Mật Độ Cao

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.
Vừa qua, tại xã Tu Vũ (huyện Thanh Thủy), TTKN tỉnh đã tổ chức tổng kết mô hình. Tại Hội nghị, các đại biểu tham quan thực tế mô hình và đánh giá giống ngô lai đơn thế hệ mới DK8868 sinh trưởng phát triển khỏe, bộ lá gọn, góc lá hẹp, thế lá đứng, thích hợp trồng tăng mật độ, thời gian sinh trưởng là 105 - 115 ngày.
Bộ rễ chân kiềng, ăn sâu nên khả năng chống đổ, chịu hạn tốt, ít bị bệnh khô vằn, độ đồng đều cao, lá bi bao kín bắp, hạt đóng đến tận đỉnh bắp, sâu cay, hạt nặng, bắp đồng đều. Sử dụng giống ngô mới có khả năng trồng dày kết hợp bón phân NPK hợp lý làm cho cây ngô sinh trưởng khỏe.
Anh Tuấn, một hộ nông dân tham gia mô hình cho biết: “Kỹ thuật trồng dày và bón phân NPK khép kín rất đơn giản, dễ làm. Giống ngô DK8868 có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh tốt như: Bệnh đốm lá, gỉ sắt… Ruộng nhà tôi thu được gần 3 tạ/sào (360m2), cao hơn so với năm trước 70 kg/sào. Khi thu hoạch lá vẫn còn xanh nên chúng tôi có thể dùng làm thức ăn cho trâu bò”.
Trồng ngô mật độ cao kết hợp bón phân NPK khép kín cho thu nhập cao hơn trồng ngô truyền thống 400.000 - 500.000 đồng/sào (do năng suất ngô cao hơn 70 kg/sào), đầu tư phân bón thấp hơn so với phương pháp bón phân đơn truyền thống.
Kết quả thử nghiệm thành công giống ngô lai DK8868 tại xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy đã góp phần bổ sung giống ngô mới trong cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thành phố kiểm tra mô hình nuôi lươn thâm canh lươn đồng tại hộ ông Triệu Hồng Minh, ở ấp 5, xã Vị Tân.

Nuôi tôm vụ 1 năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết bất lợi do nắng nóng kéo dài, tôm chậm lớn, một số diện tích bị dịch bệnh. Thế nhưng vẫn có những hộ đạt năng suất cao từ áp dụng quy trình nuôi tôm VietGAP. Bài học kinh nghiệm được đúc rút là quản lý tốt mật độ nuôi và chất lượng nguồn nước.

Thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hổ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyển khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Phòng kinh tế hạ tầng phối hợp Trạm khuyến nông huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo cho 30 nông dân ở xã Lịch Hội Thượng.

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.