Hiệu Quả Từ Trồng Ngô Mật Độ Cao

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.
Vừa qua, tại xã Tu Vũ (huyện Thanh Thủy), TTKN tỉnh đã tổ chức tổng kết mô hình. Tại Hội nghị, các đại biểu tham quan thực tế mô hình và đánh giá giống ngô lai đơn thế hệ mới DK8868 sinh trưởng phát triển khỏe, bộ lá gọn, góc lá hẹp, thế lá đứng, thích hợp trồng tăng mật độ, thời gian sinh trưởng là 105 - 115 ngày.
Bộ rễ chân kiềng, ăn sâu nên khả năng chống đổ, chịu hạn tốt, ít bị bệnh khô vằn, độ đồng đều cao, lá bi bao kín bắp, hạt đóng đến tận đỉnh bắp, sâu cay, hạt nặng, bắp đồng đều. Sử dụng giống ngô mới có khả năng trồng dày kết hợp bón phân NPK hợp lý làm cho cây ngô sinh trưởng khỏe.
Anh Tuấn, một hộ nông dân tham gia mô hình cho biết: “Kỹ thuật trồng dày và bón phân NPK khép kín rất đơn giản, dễ làm. Giống ngô DK8868 có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh tốt như: Bệnh đốm lá, gỉ sắt… Ruộng nhà tôi thu được gần 3 tạ/sào (360m2), cao hơn so với năm trước 70 kg/sào. Khi thu hoạch lá vẫn còn xanh nên chúng tôi có thể dùng làm thức ăn cho trâu bò”.
Trồng ngô mật độ cao kết hợp bón phân NPK khép kín cho thu nhập cao hơn trồng ngô truyền thống 400.000 - 500.000 đồng/sào (do năng suất ngô cao hơn 70 kg/sào), đầu tư phân bón thấp hơn so với phương pháp bón phân đơn truyền thống.
Kết quả thử nghiệm thành công giống ngô lai DK8868 tại xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy đã góp phần bổ sung giống ngô mới trong cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn huyện.
Related news

Huyện Trà Cú, là địa bàn có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất nhất tỉnh Trà Vinh với diện tích hơn 1.200 ha. Hiện nay, do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá lóc chưa hoàn chỉnh nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không được thả nuôi ổ ạt, tránh ô nhiễm môi trường.

Thực hiện dự án phát triển ngành nghề sản xuất theo chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (An Giang) vừa tổ chức hội thảo mô hình Nuôi cá tra BMP. Bà con nông dân được nghe báo cáo quy trình thực hiện mô hình Nuôi cá tra BMP và tham quan thực tế mô hình của nông dân Trần Hữu Nghĩa, ngụ ấp Hoà Lợi, xã Phú Hiệp.

Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đã cùng với 30 DN và hơn 400 nhà đầu tư tham dự sự kiện Gateway to Việt Nam 2014 với chủ đề “Tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”. Tại sự kiện, Seaprodex đã có buổi giới thiệu, giao lưu gặp gỡ với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Seaprodex có nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau: cá tầm, cá tra, cá chẻm, cá hường, cá đục, cá thu… đặc biệt mặt hàng tôm XK của Seaprodex rất được thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật, Úc và thị trường châu Á ưa chuộng. Riêng đối với sản phẩm cá tầm, Seaprodex đang triển khai nuôi cá tầm thương phẩm tại hồ Kala, huyện Di Linh, Lâm Đồng với diện tích mặt hồ là 320 ha, cung cấp một lượng cá tầm lớn trên thị trường trong nước và XK. Với nhiều lợi thế về ngành nghề kinh doanh, tiềm năng phát triển của mình, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đã thu hút được hơn 50 nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác với Seaprodex. Dự kiến cuối năm 2014, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra

Đang làm vị trí trưởng phòng tại một công ty cơ khí, anh Chính lại quyết định bỏ công việc để về xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) mở trại nuôi thỏ. Đó là câu chuyện của anh Dương Văn Chính (SN 1980) từ kỹ sư cơ khí trở thành người nhân thành công giống thỏ lai thu lãi ròng mỗi năm khoảng 360 triệu đồng.

Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có 11 trang trại nuôi heo với gần 20.000 con. Hiện nay, Đồng Chèo là điểm sáng về chăn nuôi của xã.