Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vũng Tàu: Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VIETGAP: Hiệu Quả Nhưng Nông Dân Chưa Mặn Mà

Vũng Tàu: Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn VIETGAP: Hiệu Quả Nhưng Nông Dân Chưa Mặn Mà
Ngày đăng: 20/06/2012

Vườn thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP của gia đình anh Nguyễn Đình Lưu chuẩn bị cho ra trái vụ mới.

Với mục đích chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mang lại thu nhập cao cho người nông dân, thời gian qua Hội nông dân BR-VT đã triển khai trồng thí điểm mô hình thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP cho 5 hộ dân ở ấp Trang Định, xã Bông Trang (Xuyên Mộc). Dự án trồng thí điểm giống thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP tuy đã mang lại hiệu quả, nhưng vẫn chưa phát triển trên diện rộng vì người dân chưa thật mặn mà.

Dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Bông Trang được triển khai từ cuối năm 2009, thời hạn 3 năm, trên diện tích 2 ha với sự tham gia của 5 hộ dân, tổng kinh phí của dự án là 500 triệu đồng. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí và được cung cấp giống, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP. Qua hơn 2 năm triển khai, mô hình trồng thanh long ruột đỏ đã cho những kết quả bước đầu tương đối khả quan.

Ông Dương Thế Dũng, cán bộ Hội nông dân xã Bông Trang cho biết, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn VIETGAP nên thanh long phát triển tốt, năng suất đạt khoảng 6,5 tấn/ha. Với giá bán từ 30.000 – 35.000 đồng/kg, người trồng thanh long thu lợi hơn 30 triệu đồng/ha. “Trồng theo phương pháp mới này cây khỏe, phát triển nhanh, ít sâu bệnh, trái to, đồng đều, đẹp, đặc biệt rất ngọt và năng suất cao”, ông Dương Thế Dũng nói.

Gia đình ông Mai Văn Tiết - một trong những hộ đầu tiên mạnh dạn bỏ giống thanh long cũ trồng thí điểm 400 trụ thanh long ruột đỏ trên 4 sào đất, ông cho biết, mỗi trụ thanh long cho thu hoạch khoảng 12 – 15 trái/vụ, với giá bán cao hơn từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với giống thanh long truyền thống, gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Theo ông Mai Văn Tiết, trồng thanh long theo tiêu chuẩn VIETGAP sẽ giảm được 20 - 30% chi phí do không dùng thuốc trừ sâu độc hại và giảm được lượng phân bón; sản phẩm cũng an toàn, do người trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bón phân và chăm sóc.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Đình Lưu mấy năm nay cũng “sống khỏe” nhờ 4 sào thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP. “Chỉ có 400 gốc thanh long mà mỗi gia đình tôi thu gần 150 triệu đồng”, anh Nguyễn Đình Lưu cho biết. Theo anh, sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP chi phí có thể giảm đi, nhưng đòi hỏi công phải bỏ ra nhiều hơn, bởi quy trình kỹ thuật chăm sóc hết sức nghiêm ngặt, nếu không tuân thủ đúng thì năng suất và chất lượng trái sẽ rất kém, người trồng sẽ bị thua lỗ.

Bên cạnh những thuận lợi, người trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP ở xã Bông Trang cũng còn gặp nhiều khó khăn. Ông Mai Văn Tiết cho biết, do diện tích trồng thanh long nhỏ nên đến nay cả 5 hộ tham gia trồng thanh long ruột đỏ vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận tiêu chuẩn VIETGAP. Điều này theo tiêu chuẩn VIETGAP bất lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm. “Có thời điểm trái chín rộ, giá bán thanh long VIETGAP cũng như giá thanh long thường”, ông Mai Văn Tiết nói. Việc mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP của các hộ nông dân cũng không dễ dàng, bởi vốn đầu tư cao và đòi hỏi kỹ thuật nghiêm ngặt. Mặt khác, đa số người nông dân ở đây không mấy mặn mà với tiêu chuẩn VIETGAP do họ vẫn giữ thói quen trồng thanh long theo kiểu truyền thống, không chú ý tới các việc ghi nhật ký sản xuất, gửi mẫu xét nghiệm đất, phân bón, nước...

Được biết, hiện nay do số lượng hộ tham gia trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Bông Trang còn quá ít nên chưa thể thành lập Hợp tác xã mà chỉ mới có Tổ hợp tác, các hộ tham gia phải tự tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, nên giá cả không ổn định, dễ bị thương lái ép giá.

“Để thu hút được đông đảo của bà con nông dân tham gia mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP, thiết nghĩ ngành nông nghiệp cần tổ chức những buổi hội thảo công bố kết quả sản xuất để bà con thấy rõ hiệu quả từ những mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP và tăng cường hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho bà con nông dân”, ông Mai Văn Tiết kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

Chè Ô Long Với Biện Pháp Thâm Canh Cân Đối Chè Ô Long Với Biện Pháp Thâm Canh Cân Đối

Nhân rộng các biện pháp thâm canh cân đối lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới phun sương… theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhiều vùng chè Ô long trong tỉnh đã giảm đáng kể nguồn vốn đầu tư và tăng rõ rệt nguồn lợi nhuận.

15/09/2014
Nông Dân Trồng Lúa Trong Mô Hình Đạt Lợi Nhuận Cao Nông Dân Trồng Lúa Trong Mô Hình Đạt Lợi Nhuận Cao

Đến nay, nông dân đã thu hoạch xong vụ Đông xuân 2013-2014 và vụ Hè thu 2014, với diện tích 1.427,7 ha. Trong vụ Đông xuân, nông dân tham gia mô hình có lời cao hơn ngoài mô hình gần 3,2 triệu đồng/ha. Còn vụ Hè thu, mức lời cao hơn ngoài mô hình từ 4,5 triệu đến 5,5 triệu đồng/ha.

15/09/2014
Trồng Xoài VietGAP 6,5 Tấn/ha Trồng Xoài VietGAP 6,5 Tấn/ha

18 hộ nông dân tham gia được Cty CP Chứng nhận GLOBALCERT trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật theo quy trình VietGAP. Từ mô hình, đã cho ra sản phẩm xoài an toàn đầu tiên của TP Quy Nhơn dựa trên 4 tiêu chí: Chuẩn về kỹ thuật SX; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc; truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

15/09/2014
Thương Lái “Săn” Tìm Mua Chuối Già Và Chuối Cau Thương Lái “Săn” Tìm Mua Chuối Già Và Chuối Cau

Thời gian gần đây, nông dân trồng chuối già và chuối cau tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL rất thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm do có nhiều thương lái tìm mua các loại chuối già và chuối cau đã tới lứa với giá khá cao.

15/09/2014
Khóm Cầu Đúc Trúng Đậm Trong Vụ Nghịch Khóm Cầu Đúc Trúng Đậm Trong Vụ Nghịch

Ngày 13-9, nông dân bán khóm cho thương lái với giá 7.200 đồng/trái (khóm nặng từ 1 kg trở lên). “Khoảng hơn một tháng nay, giá khóm từ chỗ 2.000 đồng/trái đã nhảy lên mức 7.000 – 8.000 đồng/trái. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay”, lão nông Sáu Bảnh ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh cho biết (ảnh). Hiện tỉnh Hậu Giang có khoảng 1.600ha khóm, tập trung ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Nông dân trồng khóm vụ nghịch tập trung chủ yếu ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Hỏa Tiến có hơn 1.000 hộ thì có đến 50% hộ canh tác cây khóm với diện tích gần 950ha. Năng suất khóm bình quân 8.000 trái/ha, với mức giá hiện nay nông dân trồng khóm vụ nghịch đạt mức lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha. Đa số người dân ở đây trồng giống khóm Queen, gắn với đặc thù thổ nhưỡng đất nhiễm phèn mặn nên khóm cho vị ngọt và thơm rất đậm đà. Đây cũng là điều đặc biệt tạo nên thương hiệu khóm Cầu Đúc. Trong đó, nhiều người dân đã lập trang trại trồng khóm đến 100ha để cung ứng cho các nhà máy chế biến ở Tiền Giang và TPHCM

15/09/2014