Dùng Pheromone Diệt Côn Trùng Gây Sùng Khoai Lang

Với khoảng 5.000 ha, Bình Minh và Bình Tân là hai huyện trồng khoai lang nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long, hàng năm sản xuất trên 200 ngàn tấn các giống khoai nổi tiếng như khoai nghệ, khoai đỏ, tím nhật, lục ngạn, bí đỏ...
Nhưng người trồng khoai có lúc cũng khốn đốn vì nạn sùng làm thối củ. Sở khoa học và công nghệ Vĩnh Long vừa tổ chức hội thảo báo cáo kết quả bước đầu triển khai đề tài sử dụng pheromon giới tính đối với côn trùng gây sùng (Cylas formicarius Fabricius) ở hai huyện nêu trên, do TS. Lê Văn Vàng, Trường đại học Cần Thơ, làm chủ nhiệm. Kết quả bước đầu cho thấy, việc sử dụng pheromon giới tính có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh sùng trên khoai lang, giúp hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu. Đề tài tiếp tục nghiên cứu triển khai về kỹ thuật đặt bẫy dẫn dụ và quy mô áp dụng trên diện rộng và đồng bộ theo từng mùa vụ
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17-8, Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) thuộc Bộ NN&PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở NN&PTNT Tiền Giang tổ chức hội thảo sơ kết mô hình sản xuất lúa “1 phải, 6 giảm” tại HTX nông nghiệp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang).

Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...

Sau một thời gian làm công cho các trại nuôi cá hồi ở Sa Pa (Lào Cai) để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt công nghệ nuôi cá hồi, anh thanh niên dân tộc Thái Lò Ngọc Thủy ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La (Sơn La) đã đầu tư nuôi cá hồi vân trên đỉnh núi Sam Síp có độ cao chừng 1.200 m.

Thời tiết khắc nghiệt kéo dài trong những ngày qua đã khiến cho các chủ đầm nuôi thủy sản ở Nam Định thiệt hại lớn vì tôm, ngao chết hàng loạt.

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Khởi, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau), là một trong những người thực hiện thành công và có hiệu quả cao mô hình cấy lúa trên đất nuôi tôm.