Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiến Nghị Gỡ Khó Cho Doanh Nghiệp Cá Tra

Kiến Nghị Gỡ Khó Cho Doanh Nghiệp Cá Tra
Ngày đăng: 19/04/2012

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết đang làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hỗ trợ 2.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp cá tra vượt qua khó khăn.

Theo Vasep, trong khi thị trường xuất khẩu đang tiến triển khả quan thì nguồn nguyên liệu và thiếu vốn đang đẩy nhiều doanh nghiệp và hộ nuôi vào cảnh “treo” ao và nhà máy ngừng hoạt động.

Nguy cơ bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu

Tại hội nghị sơ kết xuất khẩu cá tra 3 tháng đầu năm do Vasep tổ chức tại TPHCM, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho biết xuất khẩu quí 1 đã đạt hơn 420 triệu đô la Mỹ, tăng 15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó các thị trường ở khu vực châu Mỹ có mức tăng trưởng khá tốt, với Brazil tăng 150%, Chile 125%, Mỹ 40%, Mexico 26%,… Chỉ riêng khu vực này, theo đánh giá của Vasep, sẽ mang về 200 triệu đô la Mỹ trị giá xuất khẩu trong năm nay. “Các thị trường khác cũng giữ mức tăng trưởng ổn định và theo tôi mục tiêu xuất khẩu 2 tỉ đô la Mỹ của ngành cá tra năm nay là trong tầm tay”, ông Hòe nói. Giá trị xuất khẩu cá tra năm 2011 đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ.

Trong khi đó, ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Vasep nhận định:“ Kinh tế thế giới càng khó khăn thì cá tra càng được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới lựa chọn do giá rẻ hơn các loại cá cùng loại mà chất lượng lại tốt. Đây chính là thời cơ của cá tra Việt Nam”, ông nói.

Tuy nhiên, theo ông Minh, mục tiêu chỉ đạt được khi nguồn vốn cho doanh nghiệp được khơi thông.

“Cờ hiện trong tay các ngân hàng. Nếu ngân hàng vẫn tiếp tục siết chặt tín dụng như hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp cá tra sẽ có thể phá sản trong quí 3 này”, ông Minh nhận định.

Hơn một nửa nhà máy ngừng hoạt động

Tại hội nghị, nhiều ý kiến nêu rằng việc tiếp cận vốn khó khăn đã khiến hoàng loạt các doanh nghiệp cá tra thu hẹp hoạt động sản xuất hay sản xuất cầm chừng.

Hoạt động kinh doanh, xuất khẩu cá tra từ chỗ được đánh giá là đầy tiềm năng, thì nay được đưa vào danh sách các ngành có tính rủi ro cao, nhất là sau những thông tin xấu về phá sản của một vài công ty xuất khẩu cá tra, đã khiến ngân hàng càng thắt chặt tín dụng ngay cả đối với các doanh nghiệp có dự án phát triển sản xuất và xuất khẩu tốt. Điều đó làm hàng loạt công ty gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn để tiếp tục duy trì sản xuất.

“Tiền bán cá quí 1 chưa thu hồi được lại bị ngân hàng đòi nợ, khiến chúng tôi lâm vào cảnh khốn cùng, không có tiền mua cá nguyên liệu chế biến xuất khẩu tiếp, làm giá cá giảm từ 26.000 đồng xuống còn 22.000 – 23.000 đồng/kg như hiện nay” – giám đốc một công ty xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL nêu thực trạng.

Theo các doanh nghiệp, lượng cá sử dụng để chế biến xuất khẩu trong quí 1 chủ yếu là hàng tồn kho từ năm trước chuyển sang. Và với giá thu mua nói trên, người nông dân cầm chắc lỗ vì giá thành cá tra theo công bố của ngành thủy sản một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp hiện nay đã hơn 23.000 đồng/kg.

Việc thiếu vốn trầm trọng hiện đã làm nhiều nhà máy rơi vào tình trạng ngưng hoạt động. Theo Vasep, hiện có hơn 50% các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu ngừng hoạt động hoặc đang hoạt động cầm chừng. Tình trạng này cũng kéo theo hơn 40% các doanh nghiệp chế biến thức ăn thủy sản cũng đã ngừng hoạt động và hàng loạt dự án đầu tư bị ngưng trệ.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Tôm Ecuador Đạt Mức Cao Kỷ Lục Xuất Khẩu Tôm Ecuador Đạt Mức Cao Kỷ Lục

Nửa đầu năm 2014, nước này đã XK 158.900 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013. 2 tháng đầu năm nay, XK tôm của Ecuador đã đạt trên 399 triệu USD và tiếp tục giữ đà tăng mạnh trong các tháng tiếp theo.

13/09/2014
Nhà Hàng Cao Cấp Mỹ Nâng Tầm Với Hải Sản Nhà Hàng Cao Cấp Mỹ Nâng Tầm Với Hải Sản

Tốp 10 chuỗi nhà hàng có doanh số lớn nhất (trong đó có Red Lobster, Applebee’s, Outback Steakhouse, TGI Friday’s, Chili’s và Olive Garden) là đối tượng mua thủy sản lớn nhất của Mỹ. Do người Mỹ ngày càng quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh nên hải sản là đang được ưa chuộng trên thực đơn các nhà hàng.

13/09/2014
Cá Da Trơn Trung Quốc Giữ Giá Do Dịch Bệnh Cá Da Trơn Trung Quốc Giữ Giá Do Dịch Bệnh

Tỷ lệ cá da trơn bị bệnh đã tăng lên trong vùng nuôi trồng chính ở phía đông bắc Trung Quốc kể từ tháng 5 và chưa có nhiều cải thiện trong tháng 6. Kết quả là giá cá da trơn tăng cao tại chợ thủy sản Baishazhou Vũ Hán, từ đó kích thích người nông dân Hồ Bắc nuôi cá da trơn .

13/09/2014
Nhu Cầu Cá Thịt Trắng Ở Nga Tiếp Tục Tăng Nhu Cầu Cá Thịt Trắng Ở Nga Tiếp Tục Tăng

Chắc chắn thị trường Nga sẽ phải thay thế cá hồi NK để cung cấp cho các kênh bán hàng hiện có, nhưng sẽ rất khó nếu không có cá từ Na Uy. Không phải cái gì có thể thay thế trực tiếp. Cá hồi tươi Na Uy là ví dụ. Thủy sản đông lạnh từ Chile có khả năng đi vào thị trường Nga với khối lượng lớn hơn, nhưng điều này không thay thế trực tiếp cho cá Na Uy tươi.

13/09/2014
Việc Thiếu Dữ Liệu Ảnh Hưởng Tới Việc Đánh Giá Nguồn Lợi Cá Ngừ Thái Bình Dương Việc Thiếu Dữ Liệu Ảnh Hưởng Tới Việc Đánh Giá Nguồn Lợi Cá Ngừ Thái Bình Dương

Tokelau chủ tịch của Nhóm công tác về Khoa học của FFA Tiga Galo lại kêu gọi thực hiện nghĩa vụ mà tất cả các thành viên đã cam kết khi họ tham gia vào WCPFC, đó là cung cấp đầy đủ dữ liệu khai thác và nỗ lực về hoạt động của các tàu đánh cá của họ trong khu vực.

13/09/2014