Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Lợn Nái Ngoại Ở Xã Miền Núi

Đó là mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Dung ở xóm Bún 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Sau 9 năm thực hiện, mô hình này đã đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Chị Dung cho biết: Trước đây, cũng như bao gia đình nông dân khác, gia đình chị chăn nuôi và làm ruộng là chính. Chị thường nuôi 2 lợn nái Móng Cái, khi lợn sinh ra thì để nuôi toàn bộ thành lợn thịt nhưng thu nhập không cao, kinh tế gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2001, chị tham gia dự án phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại theo mô hình trang trại của tỉnh Thái Nguyên; được Trung tâm Khuyến nông giúp xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại, quy mô ban đầu chỉ 10 lợn nái và 01 lợn đực giống với các giống lợn Yorshire và Landrace.
Trước đó chị được Trung tâm mời đi tham quan các mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại theo trang trại tại tỉnh Hải Dương và thăm nhiều trang trại chăn nuôi lợn ở Phổ Yên, Sông Công, TP Thái Nguyên... Chị cũng được dự các lớp tập huấn về chăn nuôi lợn ngoại do các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi Quốc gia giảng dậy.
Để việc chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế, gia đình chị đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, có hệ thống chuồng lồng, cũi cho từng loại lợn, có đầy đủ hệ thống điện, nước rửa chuồng trại, nước tắm, nước uống, máng ăn tự động. Thức ăn đảm bảo chất lượng được chị lựa chọn mua từ những công ty có uy tín. Bên cạnh đó, để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, toàn bộ chất thải từ lợn được chị xử lý bằng hầm Bioga. Việc xây dựng hệ thống biogas đã cung cấp toàn bộ chất đốt cho sinh hoạt hàng ngày và nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
Kết hợp với việc thường xuyên phun thuốc xát trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn nên tỷ lệ sống của đàn lợn đạt cao và hạn chế dịch bệnh. Việc chăn nuôi của gia đình chị ngày càng được phát triển.
Đến năm 2005, gia đình chị đã có 30 con lợn nái ngoại, gần 600 con lợn thịt, xuất chuồng hơn 50 tấn lợn hơi, trừ chi phí thu lãi trên 50 triệu đồng. Thấy đạt hiệu quả, chị tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, gia đình chị đã có 50 con lợn nái ngoại, 2 con lợn đực giống, trong chuồng thường xuyên có 300 – 400 lợn thịt, hàng trăm lợn sơ sinh và cai sữa. Năm 2009, chị đã xuất chuồng gần 800 con lợn thịt, cung cấp cho thị trường tiêu thụ ở Hà Nội, TP Hồ Chi Minh trên 70 tấn lợn hơi, lãi trên 150 triệu đồng.
Từ việc chăn nuôi lợn nái ngoại theo mô hình trang trại đời sống gia đình chị ngày càng được nâng cao, tạo việc làm cho 4 lao động trong gia đình; hàng năm gia đình chị có thu nhập ổn định 120 - 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.

Năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ triển khai mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) tại hai xã Ba Tiêu và Ba Vinh. Mô hình này đã giúp hộ gia đình biết quản lý, sử dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.

“Giấc mơ” làm giàu từ chồn nhung đen của hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay thực sự đã kết thúc. Tiền mất, công sức bỏ ra “trôi xuống sông, xuống biển” và điều mà các hộ dân này nhận được là một bài học đắt giá. Đây cũng là vấn đề cần được các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương nhìn nhận một cách toàn diện để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý công tác chăn nuôi hiện nay.

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có khoảng 750 ha nhãn cho thu hoạch với các giống: Miền Thiết, Da Bò và nhãn muộn Khoái Châu…