Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Sơn Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai

Tân Sơn Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Ngày đăng: 19/06/2014

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Hiện tại, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đối với cấp xã, đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cho 15/17 xã, riêng 2 xã Tân Phú, Thu Cúc đã thông qua HĐND huyện, trình UBND tỉnh phê duyệt. Việc công khai quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất.

Trong công tác thu hồi đất, huyện đã phối hợp với UBND các xã xây dựng phương án sử dụng đất sau khi thu hồi đất của 2 Công ty lâm nghiệp Xuân Đài và Tam Sơn với tổng diện tích gần 10.500 ha; đồng thời xây dựng phương án quản lý sử dụng quỹ đất sau khi thu hồi của Công ty chè Phú Đa, trả lại cho 6 xã: Tân Phú, Mỹ Thuận, Minh Đài, Long Cốc, Văn Luông, Tam Thanh.

Hiện tại huyện đang tiến hành thẩm định, đề xuất việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất, chú trọng việc giao đất sản xuất nông lâm nghiệp theo quỹ đất đã thu hồi của các công ty lâm nghiệp và phương án chuyển đổi rừng đã được phê duyệt. Cùng với đó, huyện rà soát quỹ đất để giao cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở và đất sản xuất; rà soát lại đất của các tổ chức được giao nhưng không triển khai dự án, báo cáo đề xuất UBND tỉnh thu hồi.

Trong quản lý đất đai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) có ý nghĩa quan trọng, xác lập quyền sử dụng đất lâu dài gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi tổ chức, cá nhân, vì vậy công tác này được huyện chú trọng.

Tính đến thời điểm này, cấp GCN lần đầu cho các loại đất ở Tân Sơn đạt gần 90%, trong đó hộ gia đình, cá nhân đã cấp hơn 32.300 ha trên tổng số 34.700 ha cần cấp, đạt 93%. Một số loại đất cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đạt tỷ lệ cao như đất lâm nghiệp đạt trên 94%, đất ở đạt trên 96%.

Riêng với đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn tồn đọng trên 15% diện tích của hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCN do một số xã có một phần diện tích đất trước đây đo đạc thiếu và chưa đo hết. Huyện có 6 xã được triển khai đo đạc bản đồ địa chính gồm: Thu Cúc, Kiệt Sơn, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Long Cốc, nhưng các đơn vị tư vấn triển khai chậm nên tỷ lệ cấp GCN chưa cao.

Ông Nguyễn Thành Trung – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: “Với một số hộ trước đây chưa được đo đạc và nay cấp mới, chúng tôi đo theo hiện trạng sử dụng đất, gửi bản mô tả ranh giới cho các hộ liền kề và khu dân cư, nếu không có kiện tụng thì sẽ cấp. Với đất lâm nghiệp, đa phần diện tích còn lại chưa được cấp GCN là do chưa được đo đạc.

Thực tế do đất lâm nghiệp ở độ dốc cao, khoảng cách địa lý xa và chưa bố trí được kinh phí nên gây khó khăn nhất định cho công tác đo đạc, cấp GCN. Nếu trong năm nay 6 xã trong dự án đo bản đồ địa chính hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân lên 96% về diện tích cần cấp”.

Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý đất đai nhưng huyện vẫn còn một số tồn tại như một số xã chưa quan tâm đúng mức về công tác cấp GCN khiến tỷ lệ cấp GCN chưa cao; tỷ lệ cấp GCN cho các tổ chức còn thấp, điển hình như đất trụ sở cơ quan, công trình SNNN mới đạt 50% về diện tích cần cấp, đất lâm nghiệp đạt gần 70%.

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý, sử dụng đất, huyện đã có những giải pháp như: Tăng cường phổ biến pháp luật về đất đai cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân để người sử dụng đất hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình; đồng thời huyện phối hợp chặt chẽ với các địa phương để rà soát, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp GCN tiến hành lập thủ tục cấp GCN. Các trường hợp tranh chấp được xem xét, giải quyết dứt điểm, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự của địa phương, tạo sự đoàn kết, gắn bó trong nhân dân và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Mèo Vạc Có Gần 6.000 Đàn Ong Mật Huyện Mèo Vạc Có Gần 6.000 Đàn Ong Mật

Hiện toàn huyện có gần 6.000 đàn o­ng, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc... Thời điểm này, các chủ o­ng đang bắt đầu thu hoạch mật o­ng với sản lượng đạt khá cao.

03/12/2014
Chờ Bước Đột Phá Cho Ngành Chăn Nuôi Chờ Bước Đột Phá Cho Ngành Chăn Nuôi

Trong những năm gần đây, chăn nuôi dần trở thành ngành chủ lực của tỉnh, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, với những vướng mắc đang tồn tại đã khiến ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp hữu hiệu để vực dậy lĩnh vực này.

03/12/2014
Nông Dân Phải Đi Vay Nặng Lãi Để... Nuôi Tôm Nông Dân Phải Đi Vay Nặng Lãi Để... Nuôi Tôm

Trở lại vùng nuôi tôm của xã bãi ngang Kim Trung (Kim Sơn, Ninh Bình) thời điểm này, chúng tôi nhận thấy khung cảnh ở đây đã thay đổi đi nhiều, phần lớn các ao, đầm nuôi tôm trước đây cạn trơ đáy bây giờ đã được người dân tiến hành thả nuôi vụ mới.

11/07/2014
Triển Vọng Từ Cây Macca Triển Vọng Từ Cây Macca

Hiện nay, 1 ha Macadamia (còn gọi là Macca) đem lại thu nhập từ 2.000- 3.000 USD cho nông dân (15USD/kg). Đây là mức thu nhập khá cao so với việc canh tác nhiều loại cây khác.

11/07/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nhờ Áp Dụng Nhiều Kỹ Thuật Trong Chăn Nuôi Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nhờ Áp Dụng Nhiều Kỹ Thuật Trong Chăn Nuôi

Có thâm niên nuôi thủy sản hơn 10 năm nay và tích lũy được nhiều kỹ thuật để tạo ra ếch giống và các loại cá giống, ông Võ Đình Chiến, ở xã Long Bình, huyện Long Mỹ nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những mô hình nuôi thủy sản có quy mô và đạt hiệu quả cao ở Long Mỹ.

03/12/2014