Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Lợn Nái Ngoại Ở Xã Miền Núi

Đó là mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Dung ở xóm Bún 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Sau 9 năm thực hiện, mô hình này đã đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Chị Dung cho biết: Trước đây, cũng như bao gia đình nông dân khác, gia đình chị chăn nuôi và làm ruộng là chính. Chị thường nuôi 2 lợn nái Móng Cái, khi lợn sinh ra thì để nuôi toàn bộ thành lợn thịt nhưng thu nhập không cao, kinh tế gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2001, chị tham gia dự án phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại theo mô hình trang trại của tỉnh Thái Nguyên; được Trung tâm Khuyến nông giúp xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại, quy mô ban đầu chỉ 10 lợn nái và 01 lợn đực giống với các giống lợn Yorshire và Landrace.
Trước đó chị được Trung tâm mời đi tham quan các mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại theo trang trại tại tỉnh Hải Dương và thăm nhiều trang trại chăn nuôi lợn ở Phổ Yên, Sông Công, TP Thái Nguyên... Chị cũng được dự các lớp tập huấn về chăn nuôi lợn ngoại do các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi Quốc gia giảng dậy.
Để việc chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế, gia đình chị đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, có hệ thống chuồng lồng, cũi cho từng loại lợn, có đầy đủ hệ thống điện, nước rửa chuồng trại, nước tắm, nước uống, máng ăn tự động. Thức ăn đảm bảo chất lượng được chị lựa chọn mua từ những công ty có uy tín. Bên cạnh đó, để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, toàn bộ chất thải từ lợn được chị xử lý bằng hầm Bioga. Việc xây dựng hệ thống biogas đã cung cấp toàn bộ chất đốt cho sinh hoạt hàng ngày và nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
Kết hợp với việc thường xuyên phun thuốc xát trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn nên tỷ lệ sống của đàn lợn đạt cao và hạn chế dịch bệnh. Việc chăn nuôi của gia đình chị ngày càng được phát triển.
Đến năm 2005, gia đình chị đã có 30 con lợn nái ngoại, gần 600 con lợn thịt, xuất chuồng hơn 50 tấn lợn hơi, trừ chi phí thu lãi trên 50 triệu đồng. Thấy đạt hiệu quả, chị tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, gia đình chị đã có 50 con lợn nái ngoại, 2 con lợn đực giống, trong chuồng thường xuyên có 300 – 400 lợn thịt, hàng trăm lợn sơ sinh và cai sữa. Năm 2009, chị đã xuất chuồng gần 800 con lợn thịt, cung cấp cho thị trường tiêu thụ ở Hà Nội, TP Hồ Chi Minh trên 70 tấn lợn hơi, lãi trên 150 triệu đồng.
Từ việc chăn nuôi lợn nái ngoại theo mô hình trang trại đời sống gia đình chị ngày càng được nâng cao, tạo việc làm cho 4 lao động trong gia đình; hàng năm gia đình chị có thu nhập ổn định 120 - 150 triệu đồng.
Related news

Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.

Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.

Theo anh Phan Hồng Phi- Tổ thu mua thủy sản chợ Trà Ôn (Vĩnh Long), từ sau Tết Giáp Ngọ 2014, mỗi ngày tổ mua vào trên 200kg cá bông lau.

Thị trường sữa nguyên liệu thế giới không ổn định đã tác động không nhỏ đến chiến lược kinh doanh của những doanh nghiệp (DN) chế biến sữa.

Máy có thể sạ từ 80-200 công đất/ngày, rất phù hợp cho sản xuất cánh đồng lớn, hợp tác xã hay những nông dân làm trang trại. Nếu muốn sạ thưa có thể điều chỉnh bằng 2 cách: Tăng số cho máy chạy nhanh hơn hoặc hạn chế lượng giống xuống.