Lai Tạo Thành Công Giống Bò Thịt Chất Lượng Cao Charolais
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.
Mô hình đã được triển khai tại tại 3 xã Xuân Viên (Nghi Xuân); Nga Lộc (Can Lộc); Trường Sơn (Đức Thọ), với quy mô 100 con bò cái được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hiện nay đã có gần 90 con bò cái đang mang thai (từ 2 - 8 tháng) và có 14 con bê Charoilais con đã ra đời, trọng lượng sơ sinh đạt 26 - 28 kg/con, bê lai sau khi sinh khỏe mạnh, trọng lượng cao hơn từ 6 - 9 kg so với bê lai nhóm Zêbu (Redsindhi, Brahman,…) và có ngoại hình đẹp…
Thành công bước đầu mô hình nhân giống bò thịt chất lượng cao Charolais đã góp phần cải tạo nguồn giống, nâng cao chất lượng thịt bò, đặc biệt tăng hiệu quả kinh tế và tạo việc làm cho người dân tại địa phương.
Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh bò thịt Charolais cho các nông dân ở địa phương trong tỉnh.
Theo kế hoạch, năm 2014 sẽ lựa chọn 4.000 nái nền để phối tinh với giống bò chất lượng cao Charolais, phấn đấu đến năm 2015 sinh sản được từ 2.900 - 3.000 con bê giống thịt chất lượng cao.
Bò Charolais có nguồn gốc và phát triển mạnh ở Pháp và đã được phát triển ở một số tỉnh ở nước ta như: Bình Định, Đồng Nai,…
Có thể bạn quan tâm
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.
Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.
Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.
Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.