Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Tỷ Phú Nhờ Con Sứa Biển

Thành Tỷ Phú Nhờ Con Sứa Biển
Ngày đăng: 26/11/2014

Từ thân phận người đi bán sứa, đóng gói thuê, chị Nguyễn Thị Thiếc (thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã trở thành tỷ phú nhờ có con mắt tinh tường khi phát hiện ra giá trị của con sứa biển quê nhà.

Cơ hội đến từ… gian khổ

Sinh ra là con gái miền biển, chị Nguyễn Thị Thiếc cùng cha mẹ phải bươn chải kiếm sống trên những con sóng mặn mòi. Ở vùng biển Gio Việt, sứa rất nhiều và là đặc sản vì dưới cái nắng khét lẹt ấy, con sứa trong suốt, ăn rất ngon. Vậy mà, bao đời người dân nơi đây theo mái chèo ra khơi bám biển lại không biết tận dụng sứa để làm giàu.

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.

Rồi chị nhận thấy con sứa đã qua chế biến bán rất chạy. Nghĩ đến vùng biển quê hương có nhiều sứa, chị ước mơ sẽ làm giàu bằng con sứa quê nhà. Cuối năm 2012, chị Thiếc lặn lội ra tận Thái Bình học nghề chế biến, đóng gói sứa biển. Sau 3 tháng chăm chỉ học nghề, tháng 1.2013, chị Thiếc mang kiến thức học được trở về quê hương quyết chí khởi nghiệp từ sứa.

Vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 300 triệu đồng, cộng thêm số tiền tích góp của gia đình, chị Thiếc mở cơ sở chế biến, kinh doanh sứa đóng gói. Chị kể: “Vốn bỏ ra để mở cơ sở chế biến sứa rất nhiều nhưng ngay mẻ sứa đầu tiên thì bị hỏng. Nguyên nhân do mình chưa đủ kinh nghiệm, muối sứa không đủ độ mặn nên con sứa bị chảy nước, lỗ mất 25 triệu đồng”. Không nản chí, chị tỉ mẩn ghi chép những lỗi kỹ thuật của mình, dần dần rút kinh nghiệm.

Thu lãi 1 tỷ đồng/năm

Quan điểm

Chị Nguyễn Thị Thiếc

Ngày xưa, khi chưa biết đến giá trị của sứa, ngư dân đi biển mang sứa về ăn không hết đành đem vứt. Giờ thì tôi mua hết, mua ở Quảng Trị không đủ, tôi còn mua sứa từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên - Huế nữa”. 

Chỉ chưa đầy 2 năm theo nghề, giờ đây cơ sở chuyên mua bán, chế biển hải sản “sứa Cửa Việt” của chị Thiếc đã trở nên thân quen ở nhiều tỉnh. Chị Thiếc cho hay, chỉ riêng năm 2013, cơ sở của chị đóng gói trên 100 tấn sứa, doanh thu đạt 3,6 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lãi trên 1 tỷ đồng.

Ngoài tạo công ăn việc làm cho 3 thành viên trong gia đình, cơ sở của chị Thiếc còn tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động và hơn 20 lao động thời vụ trên địa bàn với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.

Cơ sở chế biến sứa Cửa Việt đã được nhận Huy chương Vàng hàng Việt Nam chất lượng cao. Năm 2014, sản phẩm sứa Cửa Việt còn được Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

“Ngày xưa, khi chưa biết đến giá trị của sứa, ngư dân đi biển mang sứa về ăn không hết đành đem vứt. Giờ thì tôi mua hết, mua ở Quảng Trị không đủ, tôi còn mua sứa từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên–Huế nữa”– chị Thiếc cho biết. Sứa biển có thể chế biến một số món như gỏi sứa (sứa trộn với bắp chuối, xoài, gót sen…), sứa chấm ruốc ăn với vả, chuối chát, dưa leo, rau thơm… rất ngon, bổ, có vị mát.

Bà con muốn học tập kinh nghiệm chế biến sứa hoặc mua sứa có thể liên lạc chị Thiếc theo số điện thoại: 0932445495 hoặc 0969445495.

Nguồn bài viết: http://danviet.vn/chan-dung-nha-nong/thanh-ty-phu-nho-con-sua-bien-506844.html


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Để “Cứu” Cây Ca Cao Đẩy Mạnh Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Để “Cứu” Cây Ca Cao

Bến Tre là một trong những tỉnh có mức tăng trưởng về sản xuất ca cao khá ổn định. Sản xuất ca cao đã thật sự trở thành ngành hàng mới khi đã thu hút nhiều nông dân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia, từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến, xuất khẩu.

30/07/2014
Giá Mủ Cao Su Thấp, Nông Dân Dừng Khai Thác Để Chăm Sóc Cây Giá Mủ Cao Su Thấp, Nông Dân Dừng Khai Thác Để Chăm Sóc Cây

Ngoài diện tích trồng theo quy hoạch, một phần diện tích khá lớn (10.141 ha) phát triển tự phát nằm ngoài quy hoạch; đến cuối năm 2013 là 41.037 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích trồng mới cao su không nhiều, có xu thế chậm lại, toàn tỉnh trồng mới được 105 ha.

30/07/2014
Nông Dân Quảng Điền Chống Chọi Với Nắng Hạn Nông Dân Quảng Điền Chống Chọi Với Nắng Hạn

Trang trại của vợ chồng ông Trương Trọng Đức (Quảng Lợi) năm nay kém xanh hẳn. Mô hình kết hợp trồng rừng phủ xanh đất cát đồi trọc kết hợp với chăn nuôi lợn, gà và thả cá cho thu nhập cao thì giờ đây lại đối mặt với nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn nước thiếu nên hoa màu khó phát triển.

30/07/2014
Tràn Lan Đặc Sản Gà Đông Tảo Từ Gà Già Thải Loại Tràn Lan Đặc Sản Gà Đông Tảo Từ Gà Già Thải Loại

Gà đẻ thải loại (gà đẻ trứng sau khi hết chu kỳ khai thác) không chỉ đội lốt gà ta thả vườn “xịn” mà tiểu thương còn thi nhau hô biến gà đẻ thải loại thành đặc sản gà Đông Tảo để bán kiếm lời.

30/07/2014
Cảnh Báo Nạn Ô Nhiễm Môi Trường Từ Rác Thải Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Cảnh Báo Nạn Ô Nhiễm Môi Trường Từ Rác Thải Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, mỗi năm nông dân Bạc Liêu thải ra môi trường từ 90 - 120 tấn rác thải là các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong khi đó, việc thu gom, xử lý loại rác thải độc hại này theo quy trình đảm bảo an toàn gần như không có!

30/07/2014