Thừa Thiên Huế Mất Lạc, Được Dưa

Trong khi vụ lạc Đông xuân 2013-2014 mất mùa mất giá, thì nhiều nông dân lại được mùa dưa hấu.
Lạc mất mùa, rớt giá
Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.
Mỗi sào thu hoạch chưa đầy 1 tạ, giảm khoảng 0,3 tạ/ha; giá lạc hiện nay chỉ 14-15 ngàn đồng/kg, giảm 4-5 ngàn so với nhiều vụ trước nên không có lãi, thậm chí thua lỗ.
Theo ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền mất mùa, rớt giá là thực trạng chung đối với các địa phương ở huyện Phong Điền. Vụ Đông xuân 2013-2014, toàn huyện gieo trồng khoảng 1.200 ha lạc, tập trung chủ yếu các xã: Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong An, Phong Hòa, Phong Hiền...
Năng suất lạc bình quân chỉ đạt 18 tạ/ha, giảm đến 6 tạ so với vụ đông xuân trước, do thời tiết thất thường, sâu bệnh gây hại từ đầu đến cuối vụ. Giá lạc bị rớt khiến nhiều hộ trồng thua lỗ, lâm vào cảnh lao đao. Nguyên nhân lạc rớt giá là do thị trường Trung Quốc nhập khẩu với số lượng rất ít. Nhiều lái buôn e ngại không thu mua sản phẩm của người dân, hoặc chỉ mua với số lượng ít chủ yếu để dự trữ.
Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 ở huyện Quảng Điền cũng lâm vào cảnh tương tự. Toàn huyện gieo trồng khoảng 800 ha lạc, năng suất bình quân chỉ đạt 17-18 tạ/ha. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường, hạn hán gay gắt, tình hình sâu bệnh xảy ra triền miên.
Mặc dù có nhiều biện pháp ứng phó, nhưng do bà con nông dân còn thiếu chủ động trong chăm sóc, bón phân hợp lý, nhất là khâu phòng trừ sâu bệnh chưa hiệu quả đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Được mùa dưa hấu
Trong khi các hộ trồng lạc gặp khó khăn vì mất mùa, mất giá thì nhiều hộ trồng dưa hấu lại có được vụ mùa bội thu. Tại xã Phú Diên (huyện Phú Vang), có gần 20 hộ mạnh dạn chuyển đổi 3 ha lúa ven phá thường xuyên bị hạn, mặn, năng suất thấp sang trồng dưa hấu trong vụ đông xuân.
Bà con đưa giống dưa mới có nguồn gốc từ Thái Lan vào trồng không chỉ đạt năng suất cao, mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng, thơm ngon được thị trường ưa chuộng. Giống dưa hấu trên chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt rất tốt, mỗi sào thu nhập 3,5 triệu đồng, lãi 600 ngàn đồng, cao gấp 3 lần so với trồng lúa.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Vang, vụ dưa hấu vừa qua, toàn huyện trồng khoảng 25 ha, tập trung chủ yếu ở các xã vùng cát ven biển và đầm phá, như Phú Diên, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Thanh... Bình quân mỗi ha cho thu nhập trên 70 triệu đồng, lãi 12 triệu đồng.
Tại Quảng Điền, gần đây nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng, lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu. Vụ dưa vừa qua, hàng trăm hộ trồng dưa hấu ở các xã: Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Công, Quảng Ngạn... được mùa lớn. Ông Dương Long ở xã Quảng Ngạn cho biết, gia đình ông trồng bốn sào thu nhập hơn 12 triệu đồng, lãi 2,4 triệu đồng.
Ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Điền chia sẻ, trồng dưa hấu là đối tượng đang được nhiều hộ các xã vùng cát, ven phá quan tâm. Vụ dưa vừa qua, các địa phương trồng trên 20 ha, bình quân mỗi hộ thu nhập từ 10 triệu đến trên 20 triệu đồng. Vui hơn, là thị trường tiêu thụ dưa rất mạnh. Các lái buôn đưa xe vận tải đến tận các đồng dưa để thu mua nên bà con không lo đầu ra.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ Đông xuân 2013-2014, toàn tỉnh gieo trồng 3.160 ha, giảm 148 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà... Năng suất bình quân chỉ đạt 17,58 tạ/ha, giảm khoảng 6-7 tạ so với vụ Đông xuân trước.
Trồng dưa hấu đang trở thành mô hình góp phần quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu. Dưa hấu là loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khắc nghiệt, như nắng hạn, vùng đất cát khô cằn đã mang lại năng suất cao. Mấy năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa, các cây trồng kém hiệu quả sang trồng dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Vụ hè thu 2014, nhiều địa phương tiếp tục chuyển đổi các diện tích lúa năng suất thấp sang trồng dưa hấu; riêng tại xã Phú Diên (Phú Vang) mạnh dạn chuyển đổi hơn 30 ha sang trồng giống dưa hấu có nguồn gốc Thái Lan.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 6 năm 2015 ước đạt 457 ngàn tấn, tăng 7,0% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.576 ngàn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra 6 tháng đầu năm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7 % so với cùng kỳ; Sản lượng thu hoạch cá tra nuôi ước đạt 533,5 nghìn tấn, đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Trong bức tranh XK tôm Việt Nam sang EU, Anh được coi là thị trường tiềm năng trong năm nay, bởi XK tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng cao trong nhiều tháng, ngay cả trong thời điểm XK tôm sang các thị trường khác có xu hướng giảm sút. Mặc dù NK tôm vào Anh đang giảm, nhưng tôm Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan tại thị trường này.

Gần 1 tháng nay, giá tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng) tại các vùng nuôi tôm trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long tăng giá mạnh khiến nông dân phấn khởi, tạo động lực cho bà con thả giống vụ nuôi mới.

Một nhà chế biến tôm ở Anh cho rằng người tiêu dùng nước này sẽ ngừng mua tôm nước lạnh ở các mức giá bán lẻ hiện tại vì tôm nước ấm có giá tốt hơn.

Kể từ khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón có hiệu lực, những tưởng thị trường phân bón sẽ quy củ, dễ thở hơn, nhưng thực tế cho thấy các đơn vị nhỏ và siêu nhỏ không ít đi mà ngược lại mọc ra như nấm.