Hibicus cây trồng mới ở Tân Yên Bắc Giang
Vườn cây hibicus của gia đình anh Nguyễn Thanh Lâm, thôn Chấn Sơn, xã Liên Sơn.
Hibicus là loại cây thực phẩm và dược liệu, có nguồn gốc từ châu Phi, thích nghi với những vùng đất bạc màu.
Năm 2013, một người dân ở xã Liên Sơn đã gieo thử giống cây này trên đất vườn của gia đình và đem lại thu nhập khá.
Đến nay, toàn huyện Tân Yên có hơn 15 ha cây hibicus.
Gia đình anh Nguyễn Thanh Lâm, thôn Chấn Sơn, xã Liên Sơn đầu năm 2014, gieo giống hibicus với diện tích hơn 3 mẫu, sau 6 tháng cây đơm hoa, cho hơn 10 tấn quả tươi.
Vào mùa thu hoạch, các thương lái tìm đến thu mua với giá 15 nghìn đồng/kg, trừ chi phí anh lãi gần 100 triệu đồng.
Anh Lâm cho biết: “Giống cây này khỏe, dễ canh tác, khả năng chống chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh.
Mật độ trồng thích hợp là cây cách cây khoảng 1 m.
Từ tháng 10 đến 12 (dương lịch) là quãng thời gian thu hái quả”.
Với những thành công bước đầu, anh Lâm dự kiến tiếp tục mở rộng diện tích ở những vụ sau.
Theo lương y Nông Văn Đức, chủ phòng khám đông y tại thị trấn Cầu Gồ (Yên Thế), cây hibicus được dùng làm thực phẩm hoặc dược phẩm.
Đài quả khô làm thuốc, quả dùng để chiết xuất trà thảo mộc hoặc làm mứt; lá cây có thể dùng để ăn sống, nấu canh chua.
Bà Đào Thu Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Qua thực tế sản xuất của người dân cho thấy, hibicus là giống cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.
Cơ quan chức năng của huyện đang tích cực tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm trong và ngoài tỉnh để liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân".
Dự kiến năm 2016, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện sẽ nhân rộng mô hình trồng cây hibicus theo đề án phát triển cây dược liệu của UBND huyện.
Có thể bạn quan tâm
Các loại ngũ cốc giao dịch trên sàn nông sản Chicago (Mỹ) đều tăng giá nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần này khi những căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu bắt đầu dịu bớt nhờ thông tin từ châu Âu và nhu cầu tăng tại Mỹ đối với các tài sản có độ rủi ro cao hơn như chứng khoán và hàng hóa
Trước tình hình dịch cúm gia cầm(CGC) tiếp tục lan rộng ra 12 tỉnh, thành trên cả nước, hôm qua (23/2), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến cùng các tỉnh bàn các phương án phòng chống dịch.
Từ loại trái chín không ai ăn nổi bởi vị chua, không chỉ được bà Võ Thị Cúc (62 tuổi) ở cù lao Long Trị (Trà Vinh) chế biến thành thực phẩm đặc sản, mà còn góp phần bảo vệ rừng bần phòng hộ ven biển.
Đây là cách nói dân dã của nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương trình “Công nghệ sinh thái” vừa được UBND tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức chuyển giao kỹ thuật. “Công nghệ sinh thái” là chương trình trồng hoa quanh ruộng lúa và đã qua thử nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm 2010 và vụ đông xuân vừa qua.
Cùng với sự phát triển về đô thị, nâng cao tầm hiểu biết, người dân ngày càng có xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, đặc biệt là rau củ quả. Nhu cầu sử dụng rau an toàn (RAT) ngày càng tăng, người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ về chất lượng rau mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn cho sức khoẻ.