Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) giá trị sản xuất thủy sản đạt 158 tỷ đồng

Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, thành phố Đồng Hới triển khai đóng mới, cải hoán 9 tàu dịch vụ và khai thác, trong đó có 2 tàu dịch vụ và 1 tàu đánh bắt vỏ sắt; 5 tàu khai thác vỏ gỗ và 1 tàu cải hoán, công suất 400 CV đến 810 CV.
Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về hỗ trợ, khai thác thủy sản,TP. Đồng Hới cũng đã giải ngân 8,8 tỷ đồng giúp ngư dân mua dầu, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên, mua sắm phương tiện liên lạc hiện đại... đáp ứng ngày càng tốt hơn việc khai thác, đánh bắt thủy sản ở các ngư trường xa.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, diễn biến thời tiết bất lợi, dịch bệnh hoành hành đã khiến người nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề.
Hiểu nỗi cơ cực của cái nghèo, tỉ phú nông dân Nguyễn Hữu Tá đã giúp đỡ hàng trăm hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo cũng chính từ nghề cá của mình nhờ cách thức “liên kết 4 nhà”.

Hàn Quốc đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên nuôi thành công cá hồi trong suốt cả năm, điều này không những có thể giúp đất nước này giảm nhập khẩu mà còn có thể xuất khẩu sang nước khác.

Được đánh giá là một trong những tỉnh miền núi có nhiều thế mạnh để phát triển thủy sản nhất là trên diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình, những năm qua, tỷ trọng về thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La tăng lên.

Thông thường vào những tháng cuối năm, giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra nguyên liệu tăng giá do vào cuối vụ nuôi và nhu cầu nguyên liệu chế biến phục vụ thị trường xuất khẩu dịp Noel, tết Dương lịch tăng.