Hibicus cây trồng mới ở Tân Yên Bắc Giang
Vườn cây hibicus của gia đình anh Nguyễn Thanh Lâm, thôn Chấn Sơn, xã Liên Sơn.
Hibicus là loại cây thực phẩm và dược liệu, có nguồn gốc từ châu Phi, thích nghi với những vùng đất bạc màu.
Năm 2013, một người dân ở xã Liên Sơn đã gieo thử giống cây này trên đất vườn của gia đình và đem lại thu nhập khá.
Đến nay, toàn huyện Tân Yên có hơn 15 ha cây hibicus.
Gia đình anh Nguyễn Thanh Lâm, thôn Chấn Sơn, xã Liên Sơn đầu năm 2014, gieo giống hibicus với diện tích hơn 3 mẫu, sau 6 tháng cây đơm hoa, cho hơn 10 tấn quả tươi.
Vào mùa thu hoạch, các thương lái tìm đến thu mua với giá 15 nghìn đồng/kg, trừ chi phí anh lãi gần 100 triệu đồng.
Anh Lâm cho biết: “Giống cây này khỏe, dễ canh tác, khả năng chống chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh.
Mật độ trồng thích hợp là cây cách cây khoảng 1 m.
Từ tháng 10 đến 12 (dương lịch) là quãng thời gian thu hái quả”.
Với những thành công bước đầu, anh Lâm dự kiến tiếp tục mở rộng diện tích ở những vụ sau.
Theo lương y Nông Văn Đức, chủ phòng khám đông y tại thị trấn Cầu Gồ (Yên Thế), cây hibicus được dùng làm thực phẩm hoặc dược phẩm.
Đài quả khô làm thuốc, quả dùng để chiết xuất trà thảo mộc hoặc làm mứt; lá cây có thể dùng để ăn sống, nấu canh chua.
Bà Đào Thu Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Qua thực tế sản xuất của người dân cho thấy, hibicus là giống cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.
Cơ quan chức năng của huyện đang tích cực tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm trong và ngoài tỉnh để liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân".
Dự kiến năm 2016, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện sẽ nhân rộng mô hình trồng cây hibicus theo đề án phát triển cây dược liệu của UBND huyện.
Related news
Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn, UBND xã Mỹ Bằng tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học.
UBND huyện Thuận Bắc (Bình Thuận) vừa phối hợp với Sở KH-CN tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá Đề án nhân rộng ứng dụng mô hình “1 phải, 5 giảm” SX lúa vụ HT năm 2015 tại xã Bắc Phong.
Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.
Sản lượng khai thác và nuôi trồng trong tháng 7 tỉnh Kiên Giang đạt 67.595 tấn, tính chung 07 tháng sản lượng khai thác và nuôi trồng 382.767 tấn, đạt 59,15% kế hoạch và tăng 6,18% so cùng kỳ.
Trước năm 2007, trên đoạn sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua địa phận xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã hình thành nên một làng nuôi cá bè với các bè nuôi cá lăng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, những năm sau đó, do nước sông Vàm Cỏ Đông thường xuyên bị ô nhiễm, cá nuôi bè của người dân thường xuyên bị chết khiến nhiều người trắng tay, bỏ nghề. Bây giờ làng cá bè trù phú ngày nào ở xã Phước Vinh đã trở nên tan tác, chỉ còn lại 2 hộ dân bám sông để thu hoạch lứa cá cuối cùng còn lại trước khi bỏ nghề...