Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ảm đạm thị trường cá tra giống

Ảm đạm thị trường cá tra giống
Ngày đăng: 10/08/2015

Huyện Hồng Ngự có vùng ương nuôi cá tra giống lớn nhất tỉnh Đồng Tháp, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Phú Thuận B, với 50 cơ sở sản xuất cá tra giống nhân tạo, cung ứng ra thị trường khoảng 50 tỷ cá tra bột và gần 150 triệu cá giống các loại mỗi năm.

Ương nuôi cá tra giống là một trong những thế mạnh của xã Phú Thuận B. Gần đây, người nuôi cá tích cực tiếp cận khoa học công nghệ mới nên trình độ sản xuất giống đã nâng lên, luôn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, do việc tiêu thụ khó khăn và giá cá tra giống thấp như hiện nay nên nhiều cơ sở sản xuất cầm chừng.

Ông Nguyễn Văn Lo, ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B đã có hơn 7 năm kinh nghiệm sản xuất cá giống cho biết: “Khoảng 5 năm trước giá cá tra giống tăng mạnh và ở mức cao nên nhiều cơ sở trên địa bàn ăn nên làm ra. 2 năm trở lại đây chỉ sản xuất để có tiền mua thức ăn cho đàn cá giống mới, nhiều lúc giá cá giảm gây thua lỗ”.

Toàn xã Phú Thuận B có hơn 1.450 ao nuôi thủy sản, với tổng diện tích hơn 220 ha. Song hiện nay hoạt động sản xuất cá tra giống rất ảm đạm.

Ông Phạm Văn Đủ, ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B, chia sẻ: "Cơ sở của tôi có hơn 500 con cá giống bố mẹ, 30 - 45 ngày mới xuất được một mẻ cá bột. Hiện nhiều lúc không xuất được do người dân không nuôi nữa hoặc chuyển sang nuôi loài cá khác.

Giá cá giống 2 năm nay luôn ở mức thấp nên tôi chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Để tồn tại tôi phải nuôi thêm cá hương (loại cá giống từ 1 đến 3 tháng tuổi), song thu nhập cũng không khả quan lắm".

Theo các cơ sở nuôi cá giống, hiện giá cá hương loại 2.000 con/kg giá 40 - 45đ/con; cá loại 1.000 con/kg giá 70 - 80đ/con. Với giá này người nuôi không có lợi nhuận hoặc có thể lỗ do cá bố mẹ, thức ăn, thuốc thú y tăng cao.

Ông Trương Văn Điền, GĐ HTX Thủy sản xã Phú Thuận B cho biết: “Thị trường cá tra giống chưa khởi sắc do giá cá tra thương phẩm giảm, người nuôi thua lỗ nặng nên số lượng treo ao ngày càng nhiều.

Hiện HTX chủ yếu cung ứng bao bì sản phẩm, thuốc thủy sản HCG (kích dục tố)... còn lĩnh vực SX cá tra giống chưa mở rộng nhiều. Hướng tới HTX sẽ liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ cá tra giống”.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự, cho biết: Khoảng 2 năm gần đây số hộ hạn chế diện tích hoặc bỏ nghề SX cá tra giống chiếm gần một nửa. Nguyên nhân do tỷ lệ hao hụt quá nhiều, chiếm đến 40 - 50%, giá bán ra cũng giảm mạnh.

Ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, cho biết: Nguyên nhân khiến cá tra giống giảm mạnh trong thời gian qua là do thị trường XK cá tra những tháng đầu năm gặp khó khăn (giá cá nguyên liệu giảm xuống 21.500 – 22.000đ/kg), từ đó người nuôi không dám mạo hiểm thả giống tiếp, kéo theo giá cá tra giống giảm mạnh.

Hiện toàn tỉnh có 88 cơ sở sản xuất cá tra bột và nhân giống cá tra, nhiều nhất là các huyện Hồng Ngự, Châu Thành và Cao Lãnh, cung cấp hơn 8 tỷ con/năm.

Tại An Giang tình hình cũng không sáng sủa hơn. Toàn tỉnh hiện có 23 cơ sở sản xuất cá tra bột với tổng đàn cá tra bố mẹ khoảng 57.000 con, đủ cung cấp cho nhu cầu ương nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Thời điểm đầu năm 2012, giá cá tra giống (loại 35 - 40 con/kg), dao động trong khoảng 1.000 - 1.400đ/con, nay giảm xuống chỉ còn 600 - 700đ/con, tương đương với khoảng 20.000đ/kg. Trong khi đó, để sản xuất được 1 kg cá tra giống người nuôi phải đầu tư nhiều khoản như: Tiền thức ăn, thuốc thú y thủy sản, tiền cải tạo ao và các chi phí khác... tính ra khoảng 20.000 - 22.000đ/kg (chưa kể công).

Với giá bán cá tra giống hiện nay, người ương cá tra giống lỗ từ 3.000 - 5.000đ/kg. Với năng suất bình quân đạt 1 - 2 tấn cá giống/công, tính ra người ương cá tra giống lỗ từ 3 - 10 triệu đồng/công.


Có thể bạn quan tâm

Vì Sao Thuế “Kinh Doanh Thanh Long” Vẫn Thất Thu? Vì Sao Thuế “Kinh Doanh Thanh Long” Vẫn Thất Thu?

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 152 tổ chức, cá nhân kinh doanh trái thanh long gồm 106 hộ kinh doanh và 46 doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói. Trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long. Hoạt động thu mua thanh long tại nơi sản xuất chủ yếu do thương lái đảm nhiệm, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chỉ trực tiếp thu mua tại những nhà vườn có số lượng lớn từ 3 - 5 tấn.

04/12/2014
Mực “Siêu Rẻ” Một Cách... Đáng Ngờ Mực “Siêu Rẻ” Một Cách... Đáng Ngờ

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương xuất hiện một loại mực bán với giá rất rẻ, chỉ từ 20.000-40.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ 50.000-70.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá mực bình thường từ 80.000-200.000 đồng/kg.

15/07/2014
Giá Lúa Gạo Tăng, Ai Hưởng Lợi? Giá Lúa Gạo Tăng, Ai Hưởng Lợi?

“Giá lúa tươi tại ruộng được thương lái mua với giá 4.500 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Nhiều nông dân phải chịu cảnh thu hoạch lúa trong mưa dầm dữ dội cũng được an ủi phần nào”, lão nông Phạm Văn Nữa (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp) cho biết vào chiều 14-7.

15/07/2014
Thành Phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) Phát Triển Ngành Hàng Xoài Gắn Với Du Lịch Thành Phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) Phát Triển Ngành Hàng Xoài Gắn Với Du Lịch

Theo Kế hoạch của UBND TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), từ năm 2020 - 2030, thành phố sẽ thực hiện Dự án “Phát triển kinh tế địa phương gắn với du lịch”. Hiện nay, dự án mới được triển khai nhưng đã nhận được sự đồng lòng của người dân. Với nỗ lực của địa phương, cộng với lòng dân đồng thuận, dự án đang có nhiều thuận lợi để sớm hình thành, tạo bước phát triển mới cho địa phương.

04/12/2014
Việt Nam Đang Có Cơ Hội Lớn Bán Gạo Cho Philippines Việt Nam Đang Có Cơ Hội Lớn Bán Gạo Cho Philippines

Sau chuyến công tác tại Philippines tìm hiểu sâu về thị trường lúa gạo, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết, hiện giá gạo trong tháng 6 ở Philippines đã tăng thêm 2-3 peso/ngày (1USD bằng 40 peso) và hiện nay, giá gạo 25% tấm đạt 27 peso (mức giá gạo do nhà nước bán ra), còn gạo của tư nhân nhập cảng thì thường bán với giá 37- 40 peso.

15/07/2014