Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hết thời bay trên cánh... đà điểu

Hết thời bay trên cánh... đà điểu
Ngày đăng: 17/07/2015

Ồ ạt bỏ nuôi đà điểu

Cách đây 7 năm, việc nuôi đà điểu của người dân Quảng Nam, đặc biệt là vùng cát xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ - nơi có Trung tâm Giống đà điểu rất nhộn nhịp. Nhiều nông dân mơ ước đổi đời từ loài “chim khổng lồ” này. Giờ đây, chuyện đó đã thành quá khứ. Nhiều người nuôi đà điểu ngậm ngùi bỏ trống chuồng hoặc thay vào đó là những con vật nuôi như bò, heo.

Do trung tâm không cung ứng giống, bà Phượng đành mua hai trứng đà điểu về ấp để lấy giống.     Ảnh:   Trương Hồng

Ông Ngô Đình Long (thôn Ngọc Mỹ, xã Tam Phú), Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Ngọc Mỹ, một trong những hộ đi đầu trong nuôi đà điểu ở đây với chuồng nuôi đà điểu rộng hơn 300m2, giờ đã bỏ hoang nhiều năm nay.

Ông Long cho biết, năm 2007, ông được Trung tâm Giống đà điểu Quảng Nam cung cấp 15 con giống (với giá 1,5 triệu đồng/con) và hướng dẫn kỹ thuật nuôi đà điểu. 7 tháng sau khi nuôi, mỗi con đà điểu nặng từ 100kg trở lên, ông bán lại cho trung tâm với giá 35.000 đồng/kg hơi. Tính ra, mỗi con, ông lãi được 500.000 đồng. Sau đó, ông tiếp tục nuôi lần 2 với số lượng 20 con giống. Nhưng lúc này, giá cả bấp bênh, lãi ít, đà điểu khó nuôi dễ chết, nên sau lứa thứ 2, ông Long đành phơi chuồng.

Không riêng gì ở vùng ven Tam Kỳ, tại các xã vùng cát thuộc huyện Thăng Bình, Duy Xuyên cũng vậy. Ông Lê Văn Thôi- Chủ tịch UBND xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, cho biết: “Ở địa phương, ngày trước có ông Lê Tấn Quang nuôi vài chục con đà điểu, nhưng cuối cùng do không có đầu ra, giá cả bấp bênh, dẫn đến thua lỗ, rồi cũng phơi chuồng mấy năm nay…”.

Không phải vật nuôi chủ lực

"Ngày trước ở xã Tam Phú, có rất nhiều hộ nuôi đà điểu như tôi. Đến nay, không còn ai nuôi đà điểu nữa. Tất cả đều chuyển sang nuôi bò và heo. Đà điểu không có giá trị kinh tế cao, rất khó nuôi dễ chết, đặc biệt đầu ra khó, giá cả bất thường, ít lãi...”.
Ông Ngô Đình Long

Trong khi nhiều nơi ở Tam Kỳ, Thăng Bình và huyện Duy Xuyên không mặn mà với đà điểu, thì ở huyện Núi Thành, nông dân vẫn còn muốn nuôi con này nhưng lại không mua giống được. Lý do là, Trung tâm Giống đà điểu Quảng Nam hiện không còn cung cấp con giống, chỉ bán thịt đà điểu ra thị trường thôi.

Anh Đỗ Vạn Tín (trú thôn Phú Nam Đông, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành)- nhân viên của Trung tâm Giống đà điểu, có một chuồng nuôi đà điểu rộng hàng nghìn m2, nhưng bỏ hoang hơn 2 năm nay. Bà Nguyễn Thị Minh Phượng (65 tuổi) mẹ anh Tín cho biết, do Trung tâm Giống đà điểu không cung cấp giống nữa, nên đành bỏ hoang chuồng, đang chuyển sang nuôi heo rừng và bò lai.

Bà Phượng kể, năm 2010, Tín mua về 20 con đà điểu giống để nuôi. Sau gần 7 tháng chăm sóc, còn được 18 con, phần thì xuất bán lại cho trung tâm, còn thì xẻ thịt bán, thấy cũng có lãi. “Sau đó, tôi tiếp tục bảo Tín mua đà điểu về nuôi, nhưng trung tâm không cung cấp giống nữa, họ muốn độc quyền con giống. Họ chỉ bán trứng để ấp ra con giống. Tín mua 2 quả trứng nhờ lò ấp tại trung tâm ấp nở ra đem về nuôi hơn 2 tháng nay. Hiện 2 con đà điểu nặng gần 2kg rồi” - bà Phượng nói.

Ông Nguyễn Đăng Hưởng- Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2 cho biết: “Ở địa phương chỉ có một mình gia đình anh Tín là nuôi đà điểu, nhưng đó là mấy năm về trước, chứ hiện tại, trại của Tín không còn nuôi đà điểu”. Theo ông Đăng, đà điểu đối với địa phương không phải là vật nuôi chủ lực để phát triển kinh tế cho người dân, vì nó khó nuôi, đầu ra cũng khó và đầu tư lớn nên nhiều nông dân không mặn mà…”.  


Có thể bạn quan tâm

Máy Bẫy Cá Chình Máy Bẫy Cá Chình

Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...

27/02/2014
Nuôi Cá Lồng Bè Hiệu Quả Ở Kiên Hải Nuôi Cá Lồng Bè Hiệu Quả Ở Kiên Hải

Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.

27/02/2014
Bảo Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản Cần Có Sự Đầu Tư Tổng Thể Bảo Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản Cần Có Sự Đầu Tư Tổng Thể

Cách đây 2 năm, một nghiên cứu chính thức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về mức độ xâm hại của các rạn san hô ở Cô Tô cho thấy độ che phủ của các rạn san hô khu vực này đang thấp dần đến mức báo động, chỉ còn 10%-15%, nhiều vị trí còn dưới 5%.

27/02/2014
Sản Xuất Cá Tra Tiếp Tục Gặp Khó Sản Xuất Cá Tra Tiếp Tục Gặp Khó

Bộ NN-PTNT cho biết, sản xuất cá tra 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp phải hàng loạt các khó khăn như cung cầu không ổn định, chất lượng con giống giảm, giá nguyên liệu thấp hơn giá thành, giá thức ăn, thuốc... luôn tăng trong khi đầu ra lại bất ổn nên nhiều người nuôi treo ao, hạn chế thả nuôi.

27/02/2014
Triệu Phú Tôm Càng Xanh Triệu Phú Tôm Càng Xanh

Những năm gần đây, nhờ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, nên nhiều nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thoát được cảnh nghèo khó, vươn lên làm giàu.

27/02/2014