Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hết thời bay trên cánh... đà điểu

Hết thời bay trên cánh... đà điểu
Publish date: Friday. July 17th, 2015

Ồ ạt bỏ nuôi đà điểu

Cách đây 7 năm, việc nuôi đà điểu của người dân Quảng Nam, đặc biệt là vùng cát xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ - nơi có Trung tâm Giống đà điểu rất nhộn nhịp. Nhiều nông dân mơ ước đổi đời từ loài “chim khổng lồ” này. Giờ đây, chuyện đó đã thành quá khứ. Nhiều người nuôi đà điểu ngậm ngùi bỏ trống chuồng hoặc thay vào đó là những con vật nuôi như bò, heo.

Do trung tâm không cung ứng giống, bà Phượng đành mua hai trứng đà điểu về ấp để lấy giống.     Ảnh:   Trương Hồng

Ông Ngô Đình Long (thôn Ngọc Mỹ, xã Tam Phú), Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Ngọc Mỹ, một trong những hộ đi đầu trong nuôi đà điểu ở đây với chuồng nuôi đà điểu rộng hơn 300m2, giờ đã bỏ hoang nhiều năm nay.

Ông Long cho biết, năm 2007, ông được Trung tâm Giống đà điểu Quảng Nam cung cấp 15 con giống (với giá 1,5 triệu đồng/con) và hướng dẫn kỹ thuật nuôi đà điểu. 7 tháng sau khi nuôi, mỗi con đà điểu nặng từ 100kg trở lên, ông bán lại cho trung tâm với giá 35.000 đồng/kg hơi. Tính ra, mỗi con, ông lãi được 500.000 đồng. Sau đó, ông tiếp tục nuôi lần 2 với số lượng 20 con giống. Nhưng lúc này, giá cả bấp bênh, lãi ít, đà điểu khó nuôi dễ chết, nên sau lứa thứ 2, ông Long đành phơi chuồng.

Không riêng gì ở vùng ven Tam Kỳ, tại các xã vùng cát thuộc huyện Thăng Bình, Duy Xuyên cũng vậy. Ông Lê Văn Thôi- Chủ tịch UBND xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, cho biết: “Ở địa phương, ngày trước có ông Lê Tấn Quang nuôi vài chục con đà điểu, nhưng cuối cùng do không có đầu ra, giá cả bấp bênh, dẫn đến thua lỗ, rồi cũng phơi chuồng mấy năm nay…”.

Không phải vật nuôi chủ lực

"Ngày trước ở xã Tam Phú, có rất nhiều hộ nuôi đà điểu như tôi. Đến nay, không còn ai nuôi đà điểu nữa. Tất cả đều chuyển sang nuôi bò và heo. Đà điểu không có giá trị kinh tế cao, rất khó nuôi dễ chết, đặc biệt đầu ra khó, giá cả bất thường, ít lãi...”.
Ông Ngô Đình Long

Trong khi nhiều nơi ở Tam Kỳ, Thăng Bình và huyện Duy Xuyên không mặn mà với đà điểu, thì ở huyện Núi Thành, nông dân vẫn còn muốn nuôi con này nhưng lại không mua giống được. Lý do là, Trung tâm Giống đà điểu Quảng Nam hiện không còn cung cấp con giống, chỉ bán thịt đà điểu ra thị trường thôi.

Anh Đỗ Vạn Tín (trú thôn Phú Nam Đông, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành)- nhân viên của Trung tâm Giống đà điểu, có một chuồng nuôi đà điểu rộng hàng nghìn m2, nhưng bỏ hoang hơn 2 năm nay. Bà Nguyễn Thị Minh Phượng (65 tuổi) mẹ anh Tín cho biết, do Trung tâm Giống đà điểu không cung cấp giống nữa, nên đành bỏ hoang chuồng, đang chuyển sang nuôi heo rừng và bò lai.

Bà Phượng kể, năm 2010, Tín mua về 20 con đà điểu giống để nuôi. Sau gần 7 tháng chăm sóc, còn được 18 con, phần thì xuất bán lại cho trung tâm, còn thì xẻ thịt bán, thấy cũng có lãi. “Sau đó, tôi tiếp tục bảo Tín mua đà điểu về nuôi, nhưng trung tâm không cung cấp giống nữa, họ muốn độc quyền con giống. Họ chỉ bán trứng để ấp ra con giống. Tín mua 2 quả trứng nhờ lò ấp tại trung tâm ấp nở ra đem về nuôi hơn 2 tháng nay. Hiện 2 con đà điểu nặng gần 2kg rồi” - bà Phượng nói.

Ông Nguyễn Đăng Hưởng- Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2 cho biết: “Ở địa phương chỉ có một mình gia đình anh Tín là nuôi đà điểu, nhưng đó là mấy năm về trước, chứ hiện tại, trại của Tín không còn nuôi đà điểu”. Theo ông Đăng, đà điểu đối với địa phương không phải là vật nuôi chủ lực để phát triển kinh tế cho người dân, vì nó khó nuôi, đầu ra cũng khó và đầu tư lớn nên nhiều nông dân không mặn mà…”.  


Related news

Sắn Được Mùa, Nỗi Lo Quy Hoạch Sắn Được Mùa, Nỗi Lo Quy Hoạch

Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá sắn tăng cao là do sức tiêu thụ tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước tăng mạnh. Đặc biệt, từ khi Nhà máy tinh bột sắn Phong An đi vào hoạt động và cam kết thu mua sắn với giá ổn định giúp nông dân trên địa bàn tỉnh an tâm sản xuất

Saturday. October 1st, 2011
Giá Tôm Sú Giống Tăng Cao Giá Tôm Sú Giống Tăng Cao

Theo các chủ trang trang trại tôm giống tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận- một trong những địa phương có số trại tôm giống lớn nhất nước- chuyên cung cấp con giống cho các tỉnh ĐBSCL thì giá tôm sú giống đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, tôm sạch bệnh có giá từ 75- 80 đ/con, tôm hàng chợ cũng có giá khoảng 60- 65 đ/con giống.

Thursday. February 23rd, 2012
Công Bố Cẩm Nang Quý Cho Nhà Nông Công Bố Cẩm Nang Quý Cho Nhà Nông

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (NAEC) và Dự án Sáng kiến cúm gia cầm và đại dịch của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (APII/USAID) vừa công bố bộ tài liệu tập huấn dành cho các hộ chăn nuôi gia cầm.

Thursday. April 26th, 2012
Xuất Khẩu Tôm Tăng Trưởng Mạnh Xuất Khẩu Tôm Tăng Trưởng Mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu (XK) 101.872 tấn tôm, trị giá 971,109 triệu USD, tăng 16,9% về khối lượng và 35,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái

Thursday. July 28th, 2011
Trồng Hẹ Ít Vốn Lãi Nhiều Trồng Hẹ Ít Vốn Lãi Nhiều

Hẹ là một loại rau ăn lá phổ biến, được nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau ăn lá khác.

Tuesday. May 15th, 2012