Nuôi thỏ lãi to nhờ chủ động nguồn thức ăn

Còn nhớ, hồi đầu tháng 10.2013, ông Chiến được vay ưu đãi 10 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh xã để xây dựng mô hình nuôi thỏ.
Với số vốn vay được, ông mua 20 con thỏ giống gồm 17 con cái và 3 con đực.
Từ những con thỏ giống đầu tiên, ông Chiến đã nhanh chóng gây được đàn thỏ sinh sản.
Hơn 1 năm nay, trung bình mỗi tháng, ông Chiến xuất chuồng 160 - 200kg thỏ thịt, với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 10 triệu đồng.
Ngoài bán thỏ thịt thương phẩm, ông Chiến còn bán thỏ giống cho các hộ trong và ngoài xã.
Nhiều hộ nuôi thỏ theo gia đình ông Chiến đến nay đã có thu nhập ổn định hàng tháng.
Hiện tại, ông Lê Công Chiến đang nuôi trên 10 con thỏ đực giống, 30 con thỏ cái sinh sản và 85 con thỏ thịt.
Đàn thỏ của ông Chiến đang phát triển tốt và không đủ cung cấp cho thị trường cả về thỏ giống và thỏ thịt thương phẩm.
Theo ông Chiến, tuy ở đồng bằng, nhưng nguồn thức ăn của thỏ không hiếm.
Đó là rau muống, rau lang, cỏ… Ông Chiến trồng khoảng 500m2 rau muống để có nguồn thức ăn cho thỏ thường xuyên.
Ông còn thiết kế hệ thống ròng rọc để khi cắt rau muống xong vô bao, móc vào ròng rọc đưa đến tận chuồng nuôi thỏ.
Mỗi ngày, ông cho thỏ ăn 2 lần.
Khi thỏ đẻ, ông cho thỏ ăn thêm lúa và vệ sinh chuồng nuôi mỗi ngày; phun thuốc sát trùng chuồng 1 tuần một lần.
Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.
Mỗi lứa đẻ từ 5 - 8 con.
Nuôi từ 1 - 1,5 tháng thì bán thỏ giống, với giá dao động 50.000 - 75.000 đồng/con; còn nuôi trên 2 tháng thì bán thỏ thịt.
Ông Chiến chia sẻ kinh nghiệm: “Thỏ đẻ và nuôi con từ 15 - 20 ngày thì cho phối giống lại và hơn 30 ngày sau là đẻ tiếp vì thế việc nhân đàn rất nhanh.
Nuôi thỏ, quan trọng là chủ động được nguồn thức ăn và vệ sinh chuồng trại sạch thì đảm bảo thành công…”.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 tháng nay, giá tôm nước lợ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trở lại nên nông dân nuôi vụ tôm cuối năm 2015 vô cùng phấn khởi.

Tính đến hết tháng 10/2015, tổng giá trị XK cá tra đạt 1,3 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2014. Cả chuỗi giá trị sản xuất và XK cá tra đều gặp nhiều khó khăn và không có lãi.

Với diện tích nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn, những năm qua, phát huy tiềm năng, thế mạnh về diện tích mặt nước, xã Thịnh Hưng đã vận động nhân dân tập trung nuôi trồng thuỷ sản, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong xã.

Tại hội thảo “Hiện trạng và tiềm năng phát triển cá cảnh tại Việt Nam” do Sở NN&PTNT TP.HCM, Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức ngày 19/11/2015 tại TP.HCM, đa số các đại biểu đều thống nhất cần xây dựng thương hiệu cá cảnh Việt Nam, đánh thức tiềm năng phát triển của ngành này.

Xuất khẩu cá tra sang EU có thể tăng từ 19% hiện nay lên 40% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm tới nếu các doanh nghiệp (DN) có những chiến lược marketing thương hiệu tốt, hướng đến các thị trường giá cao, chất lượng cao.