Xuất khẩu cá tra cần hướng về thị trường trọng điểm
Đây là khẳng định của TS. Siefried Bank-chuyên gia EU- tại cuộc Hội thảo “Phát triển cá tra bền vững tại Việt Nam- Các phân tích và khuyến nghị về chính sách” do Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) tổ chức mới đây.
Theo những thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị cá tra xuất khẩu đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang 5 thị trường lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Braxin (chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra) giảm 1,3 - 40,6% so với cùng kỳ năm 2014.
VASEP dự báo: Do khó khăn về thị trường nên xuất khẩu cá tra năm 2015 rất có thể “âm” so với năm 2014.
Theo đánh giá của Trung tâm sản xuất sạch hơn, chuỗi giá trị cá tra Việt Nam đang phải gánh chịu rất nhiều các loại chi phí, khiến sản phẩm thiếu sức cạnh tranh.
Ông Lê Xuân Thịnh- Giám đốc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam- cho hay: Giá xuất khẩu cá tra đã giảm dần, năm 2002 đứng ở mức 3 USD/kg, các năm sau đã giảm xuống khoảng 2,33 USD/kg, thậm chí năm nay chỉ còn 2,1 USD/kg...
Con đường xuất ngoại của cá tra Việt Nam còn nhiều gập ghềnh.
Đó là chuyện bình thường.
Điều quan trọng là các DN chế biến, xuất khẩu cá tra sẽ làm gì và chọn những con đường mới nào để vững tin đi tiếp?
Để có thể phát triển và xuất khẩu sản phẩm cá tra bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên hướng trọng tâm tới một số thị trường trọng điểm như EU, Mỹ… từ đó tạo nền tảng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất phù hợp với thực tế.
Đặc biệt, EU là thị trường đòi hỏi chất lượng cao nhất nên có thể lấy đây làm thị trường “điểm” để xác lập chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không phụ gia, thu phục lòng tin của người tiêu dùng, rồi từ EU lan tỏa sang các thị trường khác.
Có thể bạn quan tâm
Ước tổng lượng mưa toàn vụ đông xuân 2014 – 2015 trên địa bàn tỉnh có khả năng chỉ đạt từ 65 – 75% so với những năm trước. Mưa ít khiến dung tích nhiều hồ chứa lớn trong tỉnh đạt thấp nên nguy cơ hạn hán xảy ra ngay trong vụ đông xuân tới rất lớn.
Sau hơn 10 năm được tách ra hoạt động độc lập từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã lên tới trên 2,1 nghìn tỷ đồng, với hơn 112 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn này, mới có hơn 1% là của ngân sách địa phương chuyển sang….
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có xấp xỉ 21 nghìn ha chè, trong đó diện chè thành phẩm chiếm khoảng gần 18 nghìn ha, tăng gần 1 nghìn ha so với năm 2013. Tuy nhiên, năm nay, sản lượng chè búp tươi chỉ đạt khoảng 193 nghìn tấn, thấp hơn 7 nghìn tấn so với kế hoạch đề ra.
Với truyền thống cần cù, chịu khó, bà con nhân dân các thôn đã tích cực phát triển kinh tế, đưa cây chè là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Diện tích chè của 3 xóm là 56 ha, trong đó có khoảng 40% diện tích đã dược chuyển đổi sang trồng các giống chè cành cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, PH1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên.
Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60-80 triệu đồng.