Khoảng 32.000 tấn thủy sản xuất khẩu bị trả về
Riêng từ đầu năm đến nay đã có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản bị 38 nước nhập khẩu trả về, trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không bảo đảm chất lượng, cá biệt có doanh nghiệp bị trả về khoảng 70 lô hàng.
Nguyên nhân là người dân không tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc kháng sinh được phép sử dụng trước khi thu hoạch.
Các thương lái thu mua thủy sản ở nhiều cơ sở khác nhau nhưng không tách riêng mà gộp thành một đơn hàng sau đó cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, dẫn tới các doanh nghiệp khó khăn trong việc lấy mẫu truy xuất nguồn gốc.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt và công bố ứng dụng kết quả dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài trên biển theo hướng bền vững tại vịnh Vân Phong”. Dự án do Thạc sĩ Huỳnh Kim Khánh (Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh) làm chủ nhiệm; nhận chuyển giao công nghệ từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
Hiện tại, nông sản sạch vẫn gặp khó về đầu ra vì giá bán còn cao. Sản xuất với quy mô lớn nhằm giảm giá sản phẩm được xem là giải pháp cho vấn đề trên.
Việc quy hoạch của tỉnh nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn lực xã hội để phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng chuyên canh, có năng suất, chất lượng tốt, cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường và hướng tới xuất khẩu.
Vẫn nghe khái niệm rau sạch, rau an toàn nhưng rau hữu cơ thì ít, dường như còn khá lạ. Mục sở thị trang trại rau hữu cơ của Công ty CP TERRANIQUE tại xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) mới thấy quy trình trồng rau ở đây hoàn toàn khác biệt và theo tiêu chuẩn thực sự khắt khe.
Trong năm 2014, các cấp Hội Nông dân huyện Long Thành đã vận động 109 hộ khá, giàu, giúp đỡ hỗ trợ 400 con giống, 415 kg hạt giống các loại và cho vay hơn 252 triệu đồng không tính lãi cho 203 hộ nông dân nghèo trong huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt, vươn lên thoát nghèo.