Cá minh thái - loại cá cạnh tranh với cá tra

Họ cá này phân bố ở Bắc Băng Dương, bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, trong các vùng nước ven Bắc cực và ôn đới.
Họ cá này đứng thứ hai sau họ Cá trích (Clupeidae) về sản lượng cá biển được đánh bắt trên toàn thế giới.
Các loài cá trong họ này có 3 vây lưng và 2 vây hậu môn, vây lưng thứ nhất ngay phía sau đầu. Các vây không có gai. Các xương chậu phía trước vây ức.
Răng có trên xương lá mía. Thường có râu. Kích thước dài tối đa là gần 2m (cá tuyết Đại Tây Dương). Phần lớn các loài là sinh vật sống đáy (ăn chìm), chủ yếu ăn các loại cá nhỏ và động vật không có xương sống.
Một vài loài thích sống thành bầy và có khả năng di cư xa.
Phổ biến là cá minh thái Đại Tây Dương (Atlantic pollock), cá minh thái châu Âu (European pollock) và loài có giá trị thương phẩm lớn trong các loài cá minh thái là cá minh thái Alaska ở Mỹ.
Đây là nhóm cá thịt trắng và được tiêu thụ nhiều nơi trên thế giới.
Cá minh thái Alaska là đối thủ cạnh tranh chính của cá tra. Cá minh thái Alaska được ưa thích hơn cá tra do được khai thác tự nhiên, giá rẻ tương đương thậm chí rẻ hơn cá tra nuôi.
Năm 2007 – 2008, nhiều nước giảm tối đa việc khai thác cá minh thái Alaska để duy trì sản lượng tự nhiên, làm cho nguồn cung sản phẩm cá minh thái giảm mạnh.
Do đó giá cá tra đột ngột tăng vọt do được nhiều nhà nhập khẩu Âu, Mỹ chọn là sản phẩm thay thế cho cá minh thái. Sau thời gian giảm khai thác, hiện nay sản lượng cá minh thái tự nhiên đã phục hồi, người tiêu dùng châu Âu và châu Mỹ quay lại với sản phẩm truyền thống này, vì đó sản phẩm tự nhiên khai thác biển, hợp khẩu vị và giá rẻ.
Theo ý kiến của nhiều người tiêu dùng, thịt cá minh thái dai, thơm, trong khi đó thịt cá tra bở, khi chiên lên dễ bị co rút, nên cá tra được chế biến phổ biến là tẩm bột chiên hoặc hấp và sốt gia vị.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.

Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.

Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.

Hỗ trợ để nông dân bảo vệ đất lúa, nghĩa là khi thấy trồng một loại cây khác có lợi hơn trồng lúa, người nông dân bỏ lúa chuyển sang trồng cây đó, khiến diện tích đất lúa có nguy cơ bị thu hẹp, thì số tiền “hỗ trợ” kia sẽ là phần bù đắp cho họ, để họ giữ lại đất lúa nhưng vẫn có lợi nhuận ngang bằng với việc trồng cây khác.

Hôm qua (10/8) hai mẫu TĂCN mà Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa gửi đi Hà Nội phân tích đã có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol (1,2mg/kg và 0,8mg/kg). Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn lô hàng 8.100kg TĂCN của Cty LIVABIN chứa chất cấm.