Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Nhưng Vẫn Thiếu Nguồn Cung Ở Cà Mau
Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.
Các loại khác cũng tăng 20% trở lên. Đây là mức giá khá cao được các nhà máy chế biến hàng thủy sản chào mua nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu nghiêm trọng hiện nay.
Mức giá thu mua cao khiến người nuôi tôm phấn khởi, nhưng trên thực tế lại không có tôm để bán vì Cà Mau đang đối mặt với một mùa khô hạn chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây. Nắng hạn làm cho tình hình sản xuất, đời sống của người dân gặp khó khăn, trong đó thiệt hại nặng nhất là người nuôi tôm.
Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết: Thông thường, vào mùa khô vẫn có khoảng 5.000 ha được thả tôm nuôi trái vụ, cho năng suất cao với điều kiện phải đủ nước. Tỉnh Cà Mau có 290.000 ha đất nuôi tôm nhưng chỉ có 5.000 ha nuôi được vào mùa khô. Tuy nhiên năm nay bà con thả tôm nuôi trái vụ bị thất bát nặng nề. Toàn bộ tôm trên diện tích thả nuôi đều bị chết vì thiếu nước.
Theo ông Trần Văn Sứ, một người nuôi tôm ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), nghe giá tôm lên cao bà con rất mừng nhưng không có tôm để bán. Diện tích nuôi tôm trái vụ mùa này mất trắng do hạn hán. Ban đầu bà con nghĩ cách dùng máy bơm nước từ sông vào ruộng đề cứu tôm nhưng bây giờ sông cũng cạn kiệt nên đành chịu.
Có một nghịch lý trong mối quan hệ giữa nhà nông và doanh nghiệp trong lĩnh vực này là lúc tôm vào chính vụ, năng suất, sản lượng nhiều thì lập tức nhà máy ép giá bằng cách hạ giá thu mua tôm nguyên liệu, khi hết mùa thì lại đẩy giá lên cao khiến người nông dân chịu thiệt thòi. Ông Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu Quốc Việt cho rằng, cần xem xét lại mối quan hệ này vì trong thực tế nông dân mang tôm ra ngoài tỉnh bán hoặc bán trên biển đều được giá cao. Nếu nông dân quay lưng với doanh nghiệp thì cả hai bên điều chịu thiệt.
Có thể bạn quan tâm
Hiện có hơn 85% khoai lang của Vĩnh Long được xuất khẩu. Ngoài xuất khẩu khoai lang tươi sang Trung Quốc, các sản phẩm khoai lang chế biến cũng chào hàng tại Malaysia, Hồng kông, Thái Lan, Singapore…
Nói về hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát Độ, anh Khúc Khắc Hiệp, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động (Bắc Giang) cho biết: “Năm ngoái, với hai ha tre Bát Độ, tôi thu hoạch gần 40 tấn măng. Giá bình quân 7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn hơn 200 triệu đồng".
Ngày 19.5, tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), Sở NN&PTNT phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan mô hình thâm canh cây điều, cây xoài và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về tưới tiết kiệm, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả các loại cây trồng.
Nhóm nghiên cứu thuộc Tổng cục Thủy sản vừa đề xuất nâng hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu lên mức tối đa là 84,1%, thay vì 83% như đã quy định trước đó tại nghị định cá tra.
Theo thống kê, từ năm 2014 đến nay, hơn 1.800 ha cao su đã bị chặt hạ. Riêng huyện Bù Đốp đã có tới gần 400 ha cao su bị chặt phá để thay thế bằng cây tiêu và điều.