Thông Đường Gỗ Xuất Khẩu Vào EU
Ngày 21/08, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã khởi động Dự án “Tiếp cận chung tới tiến trình VPA tại Việt Nam và Lào”.
Dự án nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong tiến trình đàm phán và thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) với Liên minh châu Âu trong khuôn khổ sáng kiến tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT). Mục tiêu đưa ngành chế biến XK gỗ Việt Nam phát triển bền vững và phù hợp với quy định quốc tế.
Dự án được Hội đồng châu Âu và Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ, hỗ trợ Chính phủ, các DN chế biến gỗ vừa và nhỏ, các tổ chức dân sự xã hội và các cộng đồng sống gần rừng ở các tỉnh biên giới với Lào hiểu biết và tuân thủ Quy định về gỗ của EU có hiệu lực từ 3/3/2013.
Theo Quy định này, mọi sản phẩm gỗ XK vào thị trường EU đều phải chứng minh được có nguồn gốc hợp pháp.
Việt Nam là nước nhập khẩu khoảng 40% nguyên liệu gỗ cho chế biến XK từ nhiều nước trên thế giới. Việc kiểm soát gỗ nhập khẩu, đảm bảo đó là gỗ hợp pháp được khai thác hợp pháp theo quy định của nước XK, là một yếu tố quan trọng trong hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam.
Dự án có hợp phần tăng cường đối thoại chính sách với Lào, tăng cường các biện pháp kiểm soát từ khâu khai thác đến vận chuyển và buôn bán gỗ qua đường biên giới. Đây là hoạt động rất cần thiết trong bối cảnh cả 2 nước đều đang đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện và đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác song phương về lâm nghiệp.
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chia sẻ, Việt Nam có hàng triệu hộ nông dân tham gia trồng rừng nguyên liệu, hơn 3.500 DN chủ yếu là DN nhỏ và vừa tham gia chế biến và XK. Để các lô hàng đồ gỗ của Việt Nam XK vào EU không phải khai báo nguồn gốc gỗ, Việt Nam phải cam kết thiết lập và vận hành được hệ thống kiểm soát, xác minh và cấp phép FLEGT một cách hiệu quả và tin cậy.
Dự án có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đàm phán Hiệp định VPA giữa Việt Nam với EU đang đi vào giai đoạn cuối để kết thúc trong vào cuối năm nay.
“Thông qua dự án, WWF sẽ thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan vào việc xây dựng, thực hiện và giám sát Hiệp định Đối tác tự nguyện, đảm bảo Hiệp định khi được ký kết sẽ hoạt động hiệu quả, khả thi và phù hợp với các yêu cầu của hiệp định về tính minh bạch, công bằng, bền vững và trách nhiệm xã hội”, ông Lê Công Uẩn, WWF Việt Nam nói.
Dự án sẽ kéo dài 4 năm (2014 – 2018), được thực hiện tại Việt Nam và Lào.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.
Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.
Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.
Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.