Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Heo, Bò Tăng Người Nuôi Có Lãi

Giá Heo, Bò Tăng Người Nuôi Có Lãi
Ngày đăng: 20/01/2014

Gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, giá heo tăng mạnh, người chăn nuôi Phú Yên có thu nhập khá cao. Bên cạnh đó, người nuôi bò cũng thu lãi lớn.

Giá heo tăng

Theo các hộ nuôi heo, hiện tại, giá heo hơi được các thương lái mua với giá 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người nuôi lãi gần 1,5 triệu đồng/tạ. Với mức lãi này, người nuôi heo có thu nhập cao.

Ông Nguyễn Khơi ở xã Hòa Thắng (Phú Hòa - Phú Yên) cho hay: “Cũng như nhiều gia đình khác trong xã, gia đình tôi không nuôi heo tạ (heo nặng 1 tạ) mà chỉ nuôi heo cỡ 80kg là xuất chuồng. Bao cám Vina có giá 310.000 đồng (25kg/bao), trung bình 1 con heo ăn hết 5 bao cám thì đạt trọng lượng 80kg. Tiền cám trên 1,5 triệu đồng, tiền giống 1,5 triệu đồng (loại heo giống 25 kg/con), trừ chi phí lãi gần 1 triệu đồng/con. Nếu nuôi được nhiều con thì có thu nhập khá”.

Bà Lương Thị Nở ở xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) nuôi hơn 20 con heo, cho biết mấy ngày qua, nhiều người tìm đến nhà bà hỏi mua heo với giá 49.000 đến 50.000 đồng/kg heo hơi. So với năm ngoái thì giá heo hơi năm nay cao hơn khoảng 4.000 đồng/kg, mỗi tạ lãi cao hơn trước khoảng 400.000 đồng. Với đàn heo hiện có, bà lãi hơn 8 triệu đồng cùng thời điểm này năm ngoái.

Còn đối với những người ở miền núi nuôi heo nhỏ lẻ, trung bình mỗi lứa 3 đến 5 con, không cho ăn cám công nghiệp thường xuyên mà tận dụng rau trồng trong vườn nhà, ngoài ruộng làm thức ăn thì chi phí giảm đáng kể. Bà Nguyễn Thị Cúc ở xã Suối Bạc (Sơn Hòa) cho hay: Tôi nuôi 3 con heo chỉ tốn 6 bao cám, hằng ngày cắt rau nấu với cám cho heo ăn. Tuy thời gian nuôi kéo dài 4 tháng mới đạt trọng lượng 80kg nhưng khi bán nhích giá hơn (lên đến 51.000 đồng/kg heo hơi), tăng 1.000 đồng/kg so với heo nuôi bằng cám công nghiệp.

Theo ông Phạm Đình Hòa, một người chuyên giết mổ heo ở xã Xuân Quang 3 (Đồng Xuân), heo nuôi cho ăn rau, cám gạo thì thịt ngon hơn so với heo ăn thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, hiện ở miền núi ít có người nuôi cho ăn toàn rau, cám gạo mà xen thức ăn công nghiệp.

Nuôi bò vỗ béo lãi cao

Thời gian qua một số nông dân nhận thấy nuôi bò theo cách truyền thống mất nhiều thời gian nên đã chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Ông Trịnh Văn Đông ở thôn Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa) lùa bò về chuồng sau 1 ngày chăn thả rông, rồi cần mẫn nấu cháo… vỗ béo cho bò. Hôm thì ông cắt rau muống, hôm thì góp rau trai mọc quanh hàng rào, gò đồi, băm nhỏ trộn ít cám gạo nấu cháo cho bò ăn thêm vào ban đêm. “Nuôi bò vỗ béo thế này, mỗi năm trung bình lãi 10 triệu đồng/con”, ông Đông nói.

Cũng áp dụng phương án nấu cháo vỗ béo bò nhưng ông Nguyễn Văn Long, ở xã Sơn Định (Sơn Hòa) không chăn bò thả rông mà nuôi nhốt. Tận dụng mảnh đất nhỏ gần mương thủy lợi, gò đồi sau nhà, ông trồng cỏ voi cho bò ăn thường xuyên; còn trưa, chiều cho bò ăn cháo. Năm ngoái, ông Long mua 1 con bò đực cao 1m, gầy ốm với giá 9,5 triệu đồng, sau 1 tháng vỗ béo, con bò mướt lông “đổ thịt”. Qua 1 năm nuôi vỗ béo, ông bán 24 triệu đồng nhờ giá thịt bò dịp tết tăng.

Hiện nhiều người nuôi bò lai chọn phương pháp nuôi không tính giáp tháng, giáp năm mà đầu tư nuôi “đúng sức” để có lãi cao hơn. Ông Huỳnh Ngọc Bình ở xã Xuân Quang 3 mua cặp bò lai với giá 25 triệu đồng, sau hơn 2 năm nuôi, thương lái hỏi mua với giá 70 triệu đồng. Theo ông Bình, nếu trồng cỏ voi rồi nấu cháo vỗ béo bò thì mỗi gia đình chỉ nuôi được 2 đến 3 con, không gầy đàn được vì không đủ thức ăn.

Nuôi bò lai phải chăm sóc kỹ thì mới phát triển chiều cao, bung đùi, nhiều thịt. “Năm nay không có lũ lớn nên việc trồng cỏ nuôi bò có nhiều thuận lợi. Nhưng vì nhà đơn chiếc nên gần tết tôi quyết định bán cặp bò này, lấy tiền trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình. Số tiền còn lại, ra Giêng tôi sẽ mua bò về tiếp tục vỗ béo”. ông Bình nói.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng

Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

31/07/2015
Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa

Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.

31/07/2015
Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

31/07/2015
Hơn 160 ha tôm nuôi bị dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân Hơn 160 ha tôm nuôi bị dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân

Ngày 29-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình ở 12 xã, phường, thuộc năm huyện, thành phố trên địa bàn, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.

31/07/2015
Bình Định nuôi cá tự phát ở huyện Hoài Nhơn gây ô nhiễm môi trường Bình Định nuôi cá tự phát ở huyện Hoài Nhơn gây ô nhiễm môi trường

Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.

31/07/2015