Gần Kênh Cũng Thiếu Nước
Được bao bọc bởi hai con kênh N2 và N4 thuộc hệ thống kênh Phú Ninh nhưng hơn 5ha đất ruộng thuộc khối phố 4 (phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ) chỉ có thể sản xuất 1 vụ lúa đông xuân nhờ nước trời. Còn những tháng mùa hè như hiện nay thì đành bỏ hoang.
Nhìn 3 sào ruộng của mình, bà Nguyễn Thị Liên (khối phố 4, phường Trường Xuân) chua xót nói: “Đã nhiều năm nay, cứ đến những tháng hè nắng nóng như thế này là ruộng của tôi bỏ hoang cho đám con nít chơi đá bóng. Trời thì nắng nóng mà dưới đất không có lấy một giọt nước nào thì không có cây gì sinh sống được. Ba sào ruộng nhưng cả năm chỉ làm được một vụ đông xuân nhờ nước mưa thôi”.
Cùng cảnh ngộ với bà Liên, hàng chục hộ dân nơi đây từ lâu đã quen với cảnh bỏ đất hoang như thế này. Có mặt trên cánh đồng thuộc khối phố 4, chúng tôi chứng kiến những vạt ruộng khô cằn, nứt nẻ, không có lấy một giọt nước. Ngay cả bỏ hoang nhưng cỏ cũng không thể nào mọc nổi.
Dẫn chúng tôi qua từng đám ruộng khô cằn ấy, ông Huỳnh Văn Ba (một người dân địa phương) cho biết: “Đất ruộng này tuy có cao hơn ruộng ở những nơi khác nhưng vẫn có một con mương dẫn nước từ kênh N4 (xã Tam Thái, huyện Phú Ninh) về. Thế nhưng, người dân xã Tam Thái đã ngăn dòng kênh N4 lại để tưới tiêu cho các cánh đồng của họ.
Thành ra, những cánh đồng ở phía hạ nguồn con kênh N4 của chúng tôi không thể nào có nước được, đành bỏ hoang vào mùa nắng như thế này. Chẳng những không có nước sản xuất mà nguồn nước sinh hoạt cũng trở nên thiếu hụt. Các giếng nước của người dân chúng tôi đều khô cạn, trơ đáy, bà con phải đi gánh nước ở làng bên về dùng”.
Tuyến kênh N2 với lượng nước dồi dào, nằm ở phía nam các cánh đồng khối phố 4 nhưng chỉ có thể dẫn nước về được vài đám ruộng. Lý do là hệ thống kênh mương ở đây hầu hết không được đầu tư xây dựng. Một số kênh mương cây cỏ mọc um tùm, bịt kín cả đường nước chảy.
Ông Đinh Tâm - Phó Chủ tịch UBND phường Trường Xuân cho biết: “UBND phường đã trình lên HĐND cùng Phòng Kinh tế thành phố để xin kinh phí xây dựng các kênh mương tại đây nhưng vì kinh phí cao do các cánh đồng ở xa kênh N2, nhiều nơi cao hơn mực nước kênh phải đầu tư máy bơm trung chuyển… nên mọi việc vẫn còn trong dự án. Phường cũng có một phương án thứ hai là sẽ hỗ trợ, đầu tư cho người dân trồng các loại cây chịu được nắng nóng như bắp, mè…, tạo nguồn thu nhập phụ cho người dân”.
Có thể bạn quan tâm
Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.
Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.
Theo một số thương lái thu mua cá chình, cá bống tượng trên địa bàn huyện Cái Nước, nguyên nhân giá cá trên thị trường lúc tăng lúc giảm là do diện tích thả nuôi không ổn định. Khi cá tăng giá nông dân ồ ạt thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu, còn khi nguồn cung khan hiếm hoặc ổn định thì giá mua sẽ tang.
Nơi đây được nhiều người biết đến khi hơn 50 hộ dân trong thôn lần đầu tiên có điện vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sau 25 năm sống trong cảnh đèn dầu. Thế nhưng, ít ai biết rằng Kinh tế 2 là thôn đi đầu trong việc nuôi bò lai cũng như lai tạo đàn bò của xã Ea Trol nói riêng và huyện Sông Hinh nói chung.