Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khan hiếm chuối xuất khẩu

Khan hiếm chuối xuất khẩu
Ngày đăng: 03/11/2015

10 tháng đầu năm nay, các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai ngày càng gia tăng đơn hàng nhập khẩu đối với mặt hàng chuối, nhưng doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng để cung ứng.

Ông Lê Sĩ Công, Giám đốc Công ty La Ba Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, 3 tháng gần đây gần như “cháy” hàng.

Công ty ông được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị đặt hàng nhưng không có để bán.

“Chúng tôi không chỉ trồng mà còn thu gom từ người dân.

Tuy nhiên, lượng chuối đạt chất lượng vẫn còn ít, trong khi đó mỗi ngày thị trường Nhật Bản cần hàng chục tấn chuối laba nên hầu như đơn đặt hàng nào cũng không đáp ứng đủ”, ông Công nói.

Chuối là mặt hàng được khá nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe.

Cũng đang thiếu hàng xuất khẩu, lãnh đạo một công ty xuất khẩu nông sản ở Tiền Giang cho hay, thời gian gần đây giá chuối xuất khẩu khá ổn định, thậm chí còn tăng 1.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng để có hàng doanh nghiệp phải rất trầy trật trong thu mua.

Bởi lẽ, diện tích trồng chuối của các hộ nông dân ở đây khá manh mún, chưa có vùng chuyên canh.

“Nếu chúng tôi đi thu gom ở những khu vực quá xa mà chuối kém chất lượng thì sẽ không có lời, nên đành ngậm ngùi nhìn những đơn hàng giá trị lớn”, lãnh đạo trên cho biết.

Hụt khá nhiều đơn hàng “khủng”, ông Trần Danh Thế, Giám đốc Công ty cổ phần Sinh học Xanh Việt (Long Khánh, Đồng Nai) cho biết, năm nay ông có đơn hàng chuối đi Dubai với số lượng 2.000 tấn, nhưng vì sản lượng chuối đạt tiêu chuẩn không đủ nên cũng chỉ xuất sang thị trường này được 2 container vài chục tấn.

“Nếu năm ngoái chúng tôi trồng với số lượng lớn thì năm nay chỉ trồng khoảng trên 3ha vì không thuê được đất canh tác.

Riêng việc thu gom từ nông dân, 10 tháng đầu năm công ty xuất khẩu được gần 600 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Giá chuối xuất khẩu dao động quanh mức 6.000 đồng một kg”, ông Thế chia sẻ.

Trong khi các doanh nghiệp phía Nam than phiền về thiếu hụt hàng xuất khẩu, tại khu vực miền Bắc, lượng hàng khá dồi dào.

Tuy nhiên, để hàng đạt tiêu chuẩn xuất vào các nước khó tính thì lại trong tình trạng thiếu hụt.

Ông Trần Văn Căn, chủ cơ sở xuất khẩu chuối tại Hưng Yên cho biết, năm nay, sản lượng chuối thu gom từ người nông dân tăng cao.

10 tháng đầu năm, công ty ông xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 2.400 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, ông Căn cũng thừa nhận, chuối thu gom từ người nông dân chất lượng còn chưa cao, nhiều trái nhỏ, thậm chí non vẫn được thương lái Trung Quốc chấp nhận.

Còn các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc thì các sản phẩm này bị từ chối.

“Chính vì sự dễ dãi này, nhiều đợt hàng của Việt Nam hay bị ép giá.

Có những thời điểm, chuối bị ế ẩm vì thương lái Trung Quốc ngừng gom hàng.

Cho nên, để tránh bị ép giá, chúng tôi chỉ còn cách khuyến khích nông dân chú ý hơn đến canh tác để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ của Trung Quốc mà còn cả các thị trường khó tính”, ông Căn nói.

Lý giải nguyên nhân khiến chuối ở miền Nam khan hiếm, hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cho rằng sản phẩm Việt còn thiếu chất lượng, quy mô canh tác thiếu tập trung.

Các nhà nhập khẩu thường quy định trái chuối phải tròn đều, độ sáng nhất định, nải chuối khoảng 30 trái hoặc nặng 3 - 5kg.

Thế nên, lượng hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn mỗi năm chỉ khoảng 1.000 - 3.000 tấn.

Một số công ty thu mua chuối xuất khẩu cho rằng, vì phải thu gom nhiều nơi nên chi phí thu mua và vận chuyển cao.

Mặt khác, trong quá trình vận chuyển từ các nhà vườn đến nơi tiêu thụ còn thiếu chuyên nghiệp nên hàng hay bị dập khiến giá trị xuất khẩu giảm.

Để nâng cao nội lực trong thời gian tới, các doanh nghiệp cho biết, đang tiến hành liên kết với người nông dân, hỗ trợ về kỹ thuật và cây giống để sản phẩm ra thị trường đạt chất lượng hơn.

Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi phải là một quá trình dài và có nguồn vốn lớn.

Ông Trần Danh Thế cho biết, hơn năm trở lại đây ông cũng tích cực trong việc đưa giống hỗ trợ kỹ thuật cho người dân để cải thiện năng suất sản phẩm, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho thị trường.

"Thông thường, nếu đầu tư đến nơi đến chốn thì hiệu quả từ trồng chuối khá tốt, trung bình mỗi hecta cho lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng, trong khi thời gian canh tác 9 - 10 tháng", ông Thế nói.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân khai thác trên 1.200 tấn hải sản các loại Ngư dân khai thác trên 1.200 tấn hải sản các loại

Trong tháng 5-2015, ngư dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vươn khơi đánh bắt xa bờ, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 1.220 tấn, tăng 2,4 lần so với tháng trước; nâng tổng sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay lên 8.560 tấn.

03/06/2015
Tổng sản lượng thủy sản tháng 5 đạt 608 nghìn tấn Tổng sản lượng thủy sản tháng 5 đạt 608 nghìn tấn

Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng thủy sản trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 5/2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 257 nghìn tấn (sản lượng khai thác hải sản đạt 242 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn). Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng đạt 351 nghìn tấn.

03/06/2015
Quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng con giống Quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng con giống

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tổ chức tại Bạc Liêu là diễn đàn thảo luận giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất con giống và người nuôi tôm. Vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu tại hội thảo là đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và chất lượng tôm giống. Hai nội dung này được bàn luận sôi nổi tại hội thảo.

03/06/2015
Đồng Bằng Sông Cửu Long gỡ khó xuất khẩu nông thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long gỡ khó xuất khẩu nông thủy sản

Tình hình xuất khẩu nông thủy sản từ đầu năm 2015 đến nay gặp khó khăn, giá trị thu về không như mong muốn, nhiều doanh nghiệp hoạt động ì ạch, trong khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế bị ảnh hưởng... Gỡ khó cho xuất khẩu nông thủy sản đang được các bộ ngành trung ương và các tỉnh tập trung quyết liệt.

03/06/2015
Hiệu quả mô hình chăn nuôi khép kín Hiệu quả mô hình chăn nuôi khép kín

Gần 8 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của ông Nguyễn Công Bắc ở Hợp tác xã 6, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn được coi là một trong những trang trại điển hình của tỉnh Sơn La về áp dụng phương pháp an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động môi trường.

03/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.