ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu

Phát biểu tại Hội thảo về sản xuất trái cây tại tỉnh Bến Tre mới đây, TS. Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu 2, thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay cả nước có 40 loại trái cây được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với sản lượng đạt hơn 1,6 triệu tấn/năm.
Riêng tỉnh Bến Tre cũng như vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu ra các nước Mỹ, một số nước châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Ấn Độ, và các nước trong khối ASEAN.
Tuy năng suất, sản lượng trái cây vùng ĐBSCL đạt cao nhưng chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa đạt yêu cầu...
Vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu.
Để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng ra các thị trường khó tính có giá trị kinh tế cao như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Australia và Chile… việc trồng trái cây ở ĐBSCL phải quan tâm đến liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thành lập các mô hình sản xuất hợp tác; sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tăng cường quảng bá thương hiệu và thực hiện các giải pháp thị trường gắn với các chính sách khuyến khích đầu tư.
“ĐBSCL nên tăng cường liên kết bền vững giữa nông dân và nông dân; giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất và giá cả ổn định quanh năm.
Người nông dân cần có niềm tin để sản xuất tốt hơn, phía doanh nghiệp luôn có sản phẩm tốt để cung ứng cho thị trường", TS.
Nguyễn Hữu Đạt cho biết.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt, thêm nữa phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, tránh tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, sau khi đã định hình giá trị thương mại hàng hóa của nước ta tại thị trường nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.

Trong sản xuất nông nghiệp, giống luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng. Còn trong nuôi thuỷ sản, con giống lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.

Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.

Được biết, trong khoảng 3 tháng trước đây, mực khô bị giảm giá đột biến khoảng 150 ngàn đồng/kg, gây rất nhiều khó khăn cho bà con ngư dân khi đánh bắt vì thu không bù nổi chi phí (doanh thu bán mực chiếm 70% tổng doanh số đánh bắt của chuyến biển), nhiều tàu ghe lỗ tổn do giá mực giảm phải nằm bờ.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.