Nhà nông trẻ thành công với bưởi da xanh
Không những thế, anh Liêm còn là một cán bộ Đoàn nhiệt huyết, có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương.
Kế thừa vườn bưởi của gia đình từ năm 2008, anh Liêm đã chủ động tìm tòi, học tập kỹ thuật tiến hành trồng bưởi da xanh trên diện tích 2,5 ha.
Từ kinh nghiệm của gia đình truyền đạt, cộng với kiến thức tự học ở các kênh thông tin và thực tiễn tham quan các vườn bưởi đã giúp anh gây dựng thành công mô hình.
Anh Liêm nói: “Khi mình học hỏi thì phải biết lọc ra ưu điểm và khuyết điểm để phù hợp với điều kiện mình có.
Nếu trong quá trình sản xuất, không chịu khó học hỏi thì mình sẽ thất bại”.
Là một nhà nông trẻ nhưng với sự cố gắng và siêng năng trong lao động, anh Liêm đã thành công ngay từ thời gian đầu khởi nghiệp.
Các kỹ thuật mới được áp dụng trên vườn bưởi của anh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Trung bình mỗi năm, anh Liêm có mức thu nhập từ vườn bưởi hơn 500 triệu đồng; đồng thời tạo việc làm cho nhiều thanh niên ở địa phương.
Vì thế, anh được nhiều nông dân tin tưởng, đến tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về trồng bưởi.
Không chỉ sản xuất giỏi, anh Liêm còn là một cán bộ Đoàn tâm huyết trong công tác.
Ngoài thời gian dành cho vườn bưởi, anh vẫn luôn hoàn thành tốt vai trò là Bí thư Chi đoàn ấp Chánh Hưng.
Với phương châm cùng tăng gia sản xuất, giúp nhau vượt khó, anh đã tạo điều kiện cho một số đoàn viên thanh niên có việc làm để ổn định kinh tế cho gia đình từ việc trồng bưởi da xanh.
Thời gian qua, anh Liêm còn hỗ trợ hơn 200 cây giống bưởi da xanh cho đoàn viên thanh niên và hộ nghèo ở địa phương trồng, phát triển kinh tế.
Ngoài ra, anh còn hỗ trợ kinh phí tổ chức các cuộc thi của chi đoàn, tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Những nỗ lực của anh Liêm trong sản xuất nông nghiệp và công tác Đoàn đã được Tỉnh đoàn, Trung ương Đoàn ghi nhận và khen thưởng.
Đặc biệt, anh đã đạt giải thưởng Lương Định Của năm 2013 dành cho nhà nông trẻ xuất sắc, nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014.
Anh Liêm còn là đại biểu tham gia Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh lần thứ IV năm 2015 và tham dự Đại hội Công dân trẻ tỉnh năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.
Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.
Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội” được UBND thành phố phê duyệt tháng 2 - 2012 và giao Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội (công ty) làm chủ đầu tư. Sau hơn hai năm thực hiện bước đầu đã đạt kết quả khả quan.
Chị Chuẩn lý giải rất hợp lý: Chăn nuôi trâu bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn và điều kiện chăn thả cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó, chỉ cần tầm 7 triệu đồng là đã có một cặp dê giống. Hơn nữa, dê còn có khả năng kháng bệnh cao và không chiếm quá nhiều diện tích đất làm chuồng trại, nên mô hình này rất phù hợp với những ai ít vốn hoặc những người mới bắt đầu khởi nghiệp.
Vừa dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại, anh Võ Văn Lựu vừa hồ hởi cho biết: Lớn lên trên vùng đất Tú Loan (xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chứng kiến cảnh người dân quanh năm vất vả với độc canh cây lúa, đất cằn nên cuộc sống cứ mãi chật vật. Trăn trở để tìm hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy điều kiện đất đai ở đây với diện tích đất hoang hóa còn lại khá nhiều, cộng với nhiều trảng cát rộng, rất phù hợp cho chăn nuôi đà điểu.