Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Miên mía

Ông Miên mía
Ngày đăng: 03/11/2015

Mặc dù không phải là người có diện tích trồng mía lớn nhất tỉnh, tuy nhiên, về mức độ “chịu chơi” trong đầu tư thâm canh thì không ai sánh bằng.

Ông luôn trăn trở để cây mía có năng suất cao, chất lượng tốt, nông dân trồng mía có thu nhập và đặc biệt là cây mía có đủ sức cạnh tranh, đứng vững trong thời kỳ hội nhập sắp tới.

Từ đó, ông quyết tâm đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh mía.

Bắt đầu trồng mía từ năm 1989.

Đến năm 1995, khi nhận giống mía ROC10 từ chương trình nhân nhanh các giống mới của ngành nông nghiệp chuyển giao, ông đã thực sự gắn bó đời mình với cây mía.

Khi nhân giống thành công, giống mía ROC10 đã được chuyển giao cho các địa bàn khác trong tỉnh và tạo bước đột phá về năng suất mía thời bấy giờ.

Sau đó, hàng năm ông đều đầu tư, cập nhật thêm các giống mía mới.

Hiện nay, trang trại 30 ha mía của ông có mặt các giống mía “hot” như: KK3, Suphanburi 7…

Song song với đầu tư về giống, ông cũng chú trọng kỹ thuật chăm sóc mía như bón phân cân đối, làm cỏ, bóc lá mía đúng qui trình – cuối vụ, dùng máy băm lá và cày lấp để bổ sung chất hữu cơ cho đất - đây là công đoạn mà rất ít nông dân trồng mía thực hiện được.

Xác định nước là yếu tố quan trọng trong thâm canh tăng năng suất, ông đã mạnh dạn bỏ ra hơn 200 triệu đồng để đầu tư 02 hồ nước tưới, bồn chứa nước trên cao, máy bơm và hệ thống đường ống tưới dẫn đi khắp trang trại.

Nhờ vậy, năng suất mía niên vụ 2013 - 2014 của ông đạt 140 - 150 tấn/ha, chữ đường từ 9 - 11%.

 

Mô hình tưới phun mưa thử nghiệm tại trang trại trồng mía của ông Miên

Không chỉ dừng lại ở đó, mức độ “chịu chơi” của ông còn được nâng lên một bước mới khi trong năm 2015, ông là người đầu tiên trong tỉnh “rinh” về nguyên dàn máy Kubota bao gồm cả đầu kéo, máy làm cỏ, bón phân...

với tổng trị giá lên đến 1,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông cũng đang tiến hành thử nghiệm việc tưới phun mưa cho mía ở qui mô nhỏ.

Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết, năng suất mía hiện nay của ông tuy cao nhưng giá thành vẫn còn cao.

Đầu tư máy móc, cơ giới hóa là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ông hạ giá thành.

Chỉ riêng với khâu trồng mía và bón phân lót bằng máy cũng đã tiết kiệm được 50% chi phí so với trồng thủ công.

Thời gian trồng rút ngắn: 01 ha/ngày, đảm bảo ẩm độ đồng đều trên toàn bộ ruộng mía.

Dùng máy làm cỏ, bón phân Kubota với chi phí 800.000 đồng/ha/lần trong khi làm cỏ và bón phân bằng tay phải tốn 20 công/ha/lần với chi phí khoảng 2.600.000 đồng/ha, đồng thời, việc làm cỏ bằng máy chuyên dụng cũng làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho mía sinh trưởng, phát triển tốt.

Đây là 02 công đoạn chủ yếu với chi phí lao động chiểm tỷ trọng lớn.

Khi áp dụng cơ giới hóa, chi phí giảm mạnh, giá thành mía chắc chắn sẽ giảm rất nhiều.

 

Đoàn công tác Trung tâm KNKN Phú Yên tham quan giàn máy Kubota tại hộ ông Miên

Một khâu khác cũng quan trọng không kém cấu thành giá mía là khâu thu hoạch.

Hiện nay, trong các vùng nguyên liệu mía cả nước nói chung và Phú Yên nói riêng, đa số đều thu hoạch thủ công, chịu áp lực rất lớn về công lao động cũng như giá nhân công khi vào vụ.

Đây cũng là điều mà ông Miên cũng như những nông dân trồng mía khác đang bức xúc, mong mỏi các ngành hữu quan, các doanh nghiệp ngành mía đường quan tâm đầu tư hoặc có chính sách hỗ trợ để đồng bộ việc cơ giới hóa trong sản xuất mía.

Bên cạnh đó, ông Miên luôn hỗ trợ, giúp đỡ bà con nông dân trồng mía trong các vùng lân cận, vận động các hộ trồng mía mạnh dạn đầu tư giống mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình cho bà con trong tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Chính nhờ những đóng góp đó, ông đã từng được Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng bằng khen về thành tích phát triển mía đường giai đoạn 2000 - 2005 và được Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tặng giải thưởng “Vì sự nghiệp nông nghiệp, nông dân, nông thôn” lần thứ nhất vào năm 2010.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.

14/10/2012
Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

10/05/2013
Trồng Su Su Lấy Ngọn – Cơ Hội Làm Giàu Cho Nông Dân Trồng Su Su Lấy Ngọn – Cơ Hội Làm Giàu Cho Nông Dân

So với cấy lúa, trồng ngô, trồng sắn…thì trồng su su đạt hiệu quả gấp 6,7 lần. Đó là nhận định của bà con nông dân tại xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.

21/06/2013
Hơn 16 Ha Tôm Nuôi Ở Quảng Trị Bị Dịch Bệnh Hơn 16 Ha Tôm Nuôi Ở Quảng Trị Bị Dịch Bệnh

Ngày 8/5, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra ở các xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; xã Triệu An và Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, với diện tích nhiễm bệnh hơn 16 ha.

11/05/2013
Những Bất Hợp Lý Trong Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Những Bất Hợp Lý Trong Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Năm qua, Bến Tre đã triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (TĐBHNN) tại 24 xã của 6 huyện, trong đó bảo hiểm đối với tôm biển 15 xã và bảo hiểm đối với cá tra 9 xã (Ba Tri 5 xã, Bình Đại 5 xã, Thạnh Phú 5 xã, Chợ Lách 3 xã, Giồng Trôm 3 xã, Châu Thành 3 xã).

12/05/2013