Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội thảo về thực trạng và các giải pháp phát triển cây mãng cầu Xiêm

Hội thảo về thực trạng và các giải pháp phát triển cây mãng cầu Xiêm
Ngày đăng: 03/11/2015

Tham gia hội thảo có lãnh đạo và các nhà khoa học của Viện Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam; lãnh đạo ngành NN&PTNT tỉnh, huyện và các cơ quan trực thuộc ngành cùng khoảng 70 nông dân trồng mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện.

TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam trình bày tham luận tại hội thảo.

Các tham luận tại hội thảo nêu lên thực trạng cùng với những khó khăn thách thức trong sản xuất mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện thời gian qua, đặc biệt là tình hình sâu bệnh gây hại trên cây trồng này đang diễn biến phức tạp; đồng thời nêu lên các giải pháp cần áp dụng để quản lý, phòng trừ trong thời gian tới.

Các diễn giả cũng đã nêu lên những kết quả nghiên cứu mới về canh tác mãng cầu Xiêm cần được ứng dụng vào sản xuất; các kết quả nghiên cứu về các loại sâu, bệnh đang gây hại trên cây trồng này.

Các khuyến cáo trong việc phòng trừ các loại bệnh trên cùng với các đề xuất, kiến nghị để phát triển bền vững cây trồng chủ lực này trên địa bàn huyện cũng được các diễn giả quan tâm đề cập.

Các nhà khoa học còn đối thoại với nông dân về từng trường hợp, hiện tượng bất thường cụ thể xảy ra ở từng vườn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mãng cầu Xiêm và các biện pháp phòng trừ.


Có thể bạn quan tâm

“Phất” Lên Nhờ Nuôi Cá Đặc Sản “Phất” Lên Nhờ Nuôi Cá Đặc Sản

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.

08/12/2014
Sóc Trăng Đầu Tư Hàng Trăm Tỷ Đồng Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Sóc Trăng Đầu Tư Hàng Trăm Tỷ Đồng Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.

23/07/2014
Nuôi Thành Công Cá Chiên Ở Lòng Hồ Sơn La Nghề Mới, Cơ Hội Mới Cho Nông Dân Nuôi Thành Công Cá Chiên Ở Lòng Hồ Sơn La Nghề Mới, Cơ Hội Mới Cho Nông Dân

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

08/12/2014
Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

23/07/2014
Tôm Bị Bệnh, Người Nuôi Lỗ Nặng Tôm Bị Bệnh, Người Nuôi Lỗ Nặng

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…

23/07/2014