Gà ta Gò Công không đủ cung ứng nhu cầu thị trường
Với giá này, mỗi hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta theo qui trình thả vườn an toàn sinh học, sau vụ nuôi 4 tháng lãi trên 20 triệu đồng.
Gà ta Gò Công là giống gà đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đồng thời là đặc sản có lợi thế cạnh tranh của HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công.
Đây là giống gà lai do đích thân ông Nguyễn Quốc Kiệt, một kỹ sư chăn nuôi và Giám đốc HTX lai tạo thành công từ giống gà vàng và gà chọi cho ra giống gà mới nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất đẻ trứng, chất lượng thịt, thị trường ưa chuộng, được ông đặt tên là "Gà ta Gò Công".
Giải pháp "Gà ta Gò Công" đã đoạt giải ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ VII (2007 - 2008).
Ông Nguyễn Quốc Kiệt chia sẻ, hiện nay, ông đã nhận rất nhiều yêu cầu cung ứng sản phẩm thịt gà ta Gò Công của các doanh nghiệp, cơ sở thu mua trong, ngoài tỉnh, nhưng phải từ chối bởi sản lượng mỗi ngày chỉ cung ứng được từ 700 - 1. 000 con gà thịt cho Công ty TNHH San Hà theo hợp đồng bao tiêu toàn bộ giữa HTX và doanh nghiệp từ năm 2012 đến nay.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.
Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.
Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.
Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình thành muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện số lượng tàu khai thác cá ngừ trên cả nước có khoảng 3.600 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 99 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.