Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo giống lúa chịu mặn

Tạo giống lúa chịu mặn
Ngày đăng: 15/10/2015

Nhờ ứng dụng phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử, quy tụ gen để chuyển gen mong muốn vào hệ gen của một giống lúa, Viện Di truyền nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đang thực hiện mục tiêu cải tạo các giống lúa trồng đại trà ở nước ta về khả năng chịu ngập, chịu mặn.

Dự án tạo giống lúa chịu ngập chìm và chịu mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho vùng đồng bằng ven biển Việt Nam, được thực hiện từ năm 2009 đến nay (do Chính phủ Đan Mạch tài trợ kinh phí) đã có những kết quả thực tiễn.

“Con đẻ” của dự án là các giống lúa chịu ngập như Khang dân 18 – Sub1 (SHPT2); AS996-Sub1; OM6976-Sub1, Bắc thơm 7-Sub1 (có khả năng chịu ngập từ 12 – 14 ngày) và các giống lúa chịu mặn như Bắc thơm 7-Saltol, AS996-Satol; OM6976-Satol (OM22) (chịu được mặn từ 4 - 6‰). 

Điểm khác biệt giữa các giống lúa này so với các giống lúa nền (Khang dân 18, Bắc thơm 7, AS996 và OM6976) ở chỗ, chúng đã được bổ sung thêm 2 gen quan trọng, đó là Sub1 và Satol.

Theo ông Lê Hữu Lĩnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, những dòng lúa mang gen Sub1 có khả năng chịu ngập 15 – 16 ngày mà vẫn có thể phục hồi được (tất nhiên, năng suất sẽ giảm khoảng 30% trong điều kiện chịu ngập).

Còn những dòng lúa mang gen Satol có khả năng chịu mặn từ 4 - 6‰.

Việc “cấy” gen này vào hệ gen của một giống lúa không hề làm biến đổi đặc tính nông học và chất lượng gạo của giống gốc, trái lại còn làm tăng khả năng chống chịu của giống.

Về cánh đồng thôn Thành Thắng, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy (Nam Định) thời điểm này mới nếm được nỗi xót xa của người nông dân khi bỏ bao mồ hôi, tiền bạc cho đồng ruộng mà vẫn bị thất thu do sâu bệnh phá hoại.

Những thửa ruộng Bắc thơm 7 bạc trắng, khô gầy như những cọng rơm khô. 

Từng là trưởng thôn Thành Thắng nhiều năm liền, cứ đến thời vụ gieo cấy lúa mùa, ông Phạm Thanh Nghị lại đau đầu bởi tình trạng nông dân đồng loạt bỏ ruộng.

“Chân đất quê tôi vừa trũng, vừa chua lại mặn.

Dân được chia ruộng nhưng chẳng mấy người cấy vì không được ăn.

Họ đến nhờ tôi cấy giúp, cốt để giữ đất.

Lãnh đạo xã thì “nóng”, suốt ngày “dọa” khiển trách nhưng dưới lại nguội lạnh.

Mượn người cấy không được, thân tôi lại phải xuống đồng.

Mệt đã đành nhưng vụ nào cũng thua lỗ. Năm ngoái, thấy cán bộ của Viện Di truyền nông nghiệp về thử nghiệm giống lúa chịu ngập, chịu mặn tại địa phương, tôi cũng xin thử một ít giống Bắc thơm 7-Satol và SHPT2 về cấy. 

Nếu ở điều kiện thuận lợi, năng suất và chất lượng của những giống này không khác gì so với giống gốc.

Nhưng, khi gặp thời tiết bất lợi như ngập kéo dài nhiều ngày, mặn thì các giống lúa được cấy thêm gen Satol và Sub2 cho năng suất vượt trội.

Bệnh bạc lá cũng giảm đáng kể”, ông Nghị nói.

Đồng cảm với tâm sự của ông Nghị, Chủ tịch UBND xã Giao Châu, Lê Hồng Đăng cũng chia sẻ: “Nông dân đang có hiện tượng bỏ ruộng và chán ruộng.

Vì thế, từ kết quả thành công này chắc chắn nông dân vùng ngập, mặn sẽ trở lại với đồng ruộng”.

Ông Trịnh Huy Đang, GĐ Cty CP Giống cây trồng Hải Dương, kể:

Năm 2014, giống lúa Khang dân 18-Sub1 trồng thử nghiệm ở “rốn ngập" Tứ Kỳ, Hải Dương.

Thời điểm đầu vụ gặp mưa lớn, 4.000 ha lúa bị ngập, chết mất một nửa.

Riêng diện tích lúa do anh Lĩnh (Lê Hữu Lĩnh, PGĐ Viện Di truyền nông nghiệp - PV) đưa xuống vẫn an toàn.

Một thời gian sau, Hải Dương tiếp tục có mưa lớn, diện tích lúa trên lại bị nước “nuốt” 13 ngày, nhưng sau khi nước rút nó vẫn phục hồi được.

Cây vẫn rất cứng, bớt lá rườm rà ở phía dưới nên nông dân rất thích.

Ông Đang cũng cho biết, những giống lúa chất lượng cao có vị thế đặc biệt đối với tỉnh Hải Dương.

Có vụ, năng suất 1 sào Bắc thơm 7 chỉ đạt 70 kg, thế mà năm sau dân vẫn tiếp tục mua giống cấy.

Tìm hiểu ra mới biết họ mê mẩn Bắc thơm 7 bởi chất lượng gạo của nó quá tốt.

Chỉ có điều, đặc điểm của những giống lúa chất lượng cao thường hay phân bố ở những vùng đất mặn, chua.

Trồng ở đó cây lúa hay đổ, ngập, nhiễm mạnh bạc lá, đạo ôn...

Nếu có thể cải thiện được những điểm yếu trên, thì chắc giống lúa ấy sẽ được bà con đón nhận nhiệt tình.

Về vấn đề mà ông Đang nói, PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp phân trần: "Từ lâu, Viện đã nghĩ đến việc chọn ra một giống “Super Rice” (siêu lúa).

“Siêu lúa” này không chú trọng quá mạnh vào yếu tố năng suất mà tập trung “bồi bổ” tính chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, ngập, mặn.

Nhưng việc này không hề đơn giản.

Cũng theo ông Hàm, ở Thái Lan, để đưa những loại gen mục đích này vào hệ gen của giống Jasmine để tạo ra giống Super Jasmine với chất lượng gạo tương đương, chỉ bổ sung các đặc tính kháng rầy nâu, bạc lá, đạo ôn, hạn, ngập, mặn, kế hoạch của họ là thực hiện trong 10 năm, nhưng thực tế phải mất 15 năm mới hoàn thành.

Chưa kể tiền lương, nhân công và thiết bị chuyên dụng, mỗi năm công việc này tiêu tốn của ngân sách khoảng 1 triệu USD.

Như vậy, trong vòng 15 năm, ngân khố quốc gia phải chi tới 300 tỷ đồng.

Nhưng ở nước ta, đó là con số quá khổng lồ.

"Có lần, tôi đã đề cập đến vấn đề này trong các hội nghị, nhưng khi bị các nhà khoa học phản biện rằng: “Nếu đưa tất cả các gen vào một giống thì nó có hoạt động không?".

Không ai có thể khẳng định được.

Bởi đã là khoa học thì không có gì chắc chắn.

Nhưng điều chúng ta cần nhất đó là sự giác ngộ của các nhà khoa học và nhà quản lý, đối với chiến lược của ngành lúa gạo, từ đó đầu tư đúng mức cho nó.

Có như vậy chúng ta mới hi vọng một sự thay đổi vượt bậc”, PGS.TS Lê Huy Hàm nói.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

08/11/2012
Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.

09/11/2012
Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị

Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.

10/11/2012
Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh

Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.

10/11/2012
Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

12/11/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.