Kiện toàn quản lý, khai thác thủy lợi

Hạn chế bởi cơ chế quản lý
Bắt tay vào thực hiện chính sách cấp bù thủy lợi phí, năm 2008, tỉnh Tuyên Quang có 150 BQL công trình thủy lợi (2 BQL liên huyện, 5 ban liên xã và 143 ban cấp xã).
Hệ thống trên được phân cấp tổ chức quản lý dàn trải trên 2.700 công trình phục vụ tưới cho hơn 36.000 ha lúa 2 vụ.
Trong điều kiện trình độ, năng lực của cán bộ các BQL công trình thủy lợi còn hạn chế, đa số chưa qua đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, lại không có một tổ chức làm đầu mối chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nên các BQL hoạt động mỗi nơi một phách.
Thực tế trên đã khiến một số BQL công trình thủy lợi hoạt động lỏng lẻo, việc điều hòa phân phối nước không kịp thời, không đảm bảo mùa vụ.
Một số nơi, BQL lại để người dân tự lo bơm, dẫn nước làm phát sinh tình trạng tranh chấp, gây lãng phí nước.
Nhiều BQL thực hiện việc điều tiết, vận hành hồ chứa chưa đúng quy trình kỹ thuật. Tương tự như quản lý công trình thủy lợi, nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí cũng bị sử dụng văng mạng.
Kế hoạch sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí triển khai đã chậm lại thiếu chính xác nên phải điều chỉnh nhiều lần.
Hầu hết nguồn kinh phí chỉ được sử dụng cho việc quản lý, vận hành, nạo vét phát dọn công trình thủy lợi mà chưa có nâng cấp, sửa chữa.
Kinh phí cấp bù thủy lợi phí bị chi sai mục đích, không quyết toán được dẫn đến việc tồn đọng.
Kết quả, tình trạng xâm hại công trình thủy lợi và lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình diễn ra ở nhiều nơi.
Việc phát dọn, nạo vét và duy tu công trình thủy lợi bị phó mặc cho chính quyền xã, thôn bản hay do nhân dân tự quản lý.
Hàng loạt công trình bị hư hỏng, xuống cấp mà không được duy tu, bảo dưỡng kịp thời trong khi nguồn thì vẫn còn tồn trong tài khoản.
Điều chỉnh
Tháng 10/2011, tỉnh Tuyên Quang kiện toàn BQL khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở sáp nhập 2 BQL liên huyện thành BQL cấp tỉnh.
BQL cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với 148 BQL cấp cơ sở còn lại. Có đầu mối hướng dẫn, những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là công tác quản lý nguồn kinh phí cấp bù thủ lợi phí đã được khắc phục kịp thời.
Ông Nông Ngọc Hồng, Trưởng BQL khai thác công trình thủy lợi xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa cho biết, trước kia, không có BQL cấp tỉnh, các huyện đề ra quy chế quản lý mang đặc trưng của địa phương mình.
Các công trình thủy lợi bị đặt vào tình thế “cha chung không ai khóc”.
Nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí vì đó cũng bị chi tiêu mỗi nơi một phách.
Tình trạng chung là không cấp nguồn quay đầu cho việc duy tu, sửa chữa.
Thậm chí, có nơi còn sử dụng kinh phí vào những công việc tréo ngoe, ngoài chuyên môn.
Thông qua điều chỉnh, việc nạo vét, phát dọn hệ thống kênh mương cơ bản đáp ứng đúng thời vụ; vận hành công trình theo đúng quy trình kỹ thuật, việc điều tiết nước tưới, tiêu hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo chủ động nguồn nước phục vụ SX.
Tuyên Quang là một trong 3 địa phương trong cả nước thực hiện khai thác, quản lý công trình thủy lợi theo mô hình BQL.
Theo ông Hùng, hiện tại, các BQL khai thác công trình thủy lợi ở Tuyên Quang đã cơ bản vào guồng quay.
Sức ép về việc mất an toàn hồ đập được giảm xuống, các công trình thủy lợi phát huy được công năng sử dụng.
Trạng thái ổn định nói trên được duy trì là do sự thay đổi cơ chế, mô hình trong quản lý, khai thác mà lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo thực hiện.
Năm 2012, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đảm bảo tưới cho 36.408 ha, đạt 99,7% diện tích đã ký theo hợp đồng.
Năm 2013, diện tích nghiệm thu thanh lý đạt 38.145 ha, đạt 99,8%.
Năm 2014, diện tích tưới đạt 99,9 % với 38.277 ha.
Ông Nguyễn Văn Phủ, Trưởng BQL công trình thủy lợi xã Yên Phú, huyện Hàm Yên cho biết, nhờ quyết định điều chỉnh của UBND tỉnh Tuyên Quang mà việc sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí đã theo đúng các quy định, hướng dẫn, hạn chế được sai phạm không đáng có ở cơ sở.
BQL công trình thủy lợi xã Yên Phú có 27 thành viên gồm 5 thường trực và 22 trưởng thôn chịu trách nhiệm quản lý, vận hành 29 công trình thủy lợi với 2 hồ chứa và 27 đập dâng.
Chịu sự chỉ đạo của BQL tỉnh, cấp cơ sở đã thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung cấp bù thủy lợi phí; hồ sơ hợp đồng tưới tiêu, cấp nước, nghiệm thu, thanh lý được thực hiện đầy đủ.
Đặc biệt, nguồn kinh phí trên đã được sử dụng cho việc nâng cấp, làm mới các công trình.
Ông Lê Hải Hùng, Trưởng BQL khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tuyên Quang cho biết, thông qua điều tiết của BQL cấp tỉnh, có tới 63% nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí được sử dụng vào việc sửa chữa, nâng cấp và xây mới các công trình thủy lợi.
Như vậy, chỉ có 37% nguồn kinh phí được sử dụng đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành, nạo vét và phát dọn công trình.
Năm 2012, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nâng cấp, sửa chữa và làm mới được gần 37.000 km kênh mương, sửa chữa 105 công trình thủy lợi; năm 2013, thực hiện sửa chữa 485 công trình xuống cấp, hư hại; năm 2014, tu sửa 176 công trình thủy lợi đầu mối…
Tổng nguồn chi nâng cấp, sửa chữa và làm mới của 3 năm lên tới xấp xỉ 70 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27.6, UBND huyện Đạ Tẻh cho biết đã có văn bản đề nghị tỉnh UBND tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ thêm 2,8 tỷ đồng để tiếp tục trồng 150ha cao su theo đề án trồng mới 300ha cao su trong cả năm của tỉnh Lâm Đồng tại địa bàn huyện Đạ Tẻh.

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức Hội thảo “Nông dân bàn cách làm giàu” với phần thuyết trình của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng và 150 đại biểu tham dự.

KTĐT - Theo Sở NN&PTNT, tính đến ngày 21/6, toàn thành phố đã thu hoạch được 89.320ha lúa Xuân, đạt 88% tổng diện tích cấy.

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng...Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Đặc biệt tại các chợ nội thành Hà Nội giá rau tăng đột biến như rau cải ăn lá từ 10.000- 12.000đ/kg lên 15.000- 20.000đ/kg, dưa chuột bao tử từ 3.500đ/kg lên 8.500đ/kg, cà chua từ 6.000đ/kg lên 12.000-15.000đ/kg, rau muống từ 2.000đ/mớ lên 4.000- 5.000đ/mớ; giá rau thu mua tại ruộng cũng tăng như bí xanh tăng 2.000đ/kg, cà pháo tăng 10.000đ/kg