Tưới tự động cho vườn đào

Hệ thống gồm bộ điều khiển trung tâm, máy bơm, hệ thống ống dẫn chuyên dụng, bể chứa chia thành 2 ngăn, phân hữu cơ ở ngăn dưới, nước ở ngăn trên.
Nước được bơm vào bể chứa sẽ hòa với phân hữu cơ, sau đó tiếp tục được bơm đến từng gốc đào theo hệ thống ống dẫn.
Các đường ống này có những điểm tưới nhỏ giọt được thiết kế để tạo được áp lực nhỏ giọt như nhau, đảm bảo độ đồng đều khi tưới, giúp các cây đào phát triển đều nhau.
Anh Tiến cho biết, hệ thống này không những giúp anh kiểm soát được lượng nước tưới ra mà còn giúp tiết kiệm tới hơn 2/3 lượng nước tưới.
Nếu khi tưới thủ công, mỗi lần cần 60 - 80 lít nước mới đủ cho một cây thì qua hệ thống tưới tự động chỉ cần 20 - 40 lít.
Hơn nữa, sáng chế mới giúp anh Tiến giảm tới 90% sức lao động so với làm thủ công.
Để tưới đủ nước cho vườn đào rộng 600 m2, trước đây anh phải mất nửa ngày, thêm việc bón phân thì mất cả ngày nhưng nay chỉ mất 1 tiếng đồng hồ cho cả việc tưới nước và bón phân kết hợp, mà cũng không phải mất sức.
Không chỉ thế, nước và chất dinh dưỡng được tưới tập trung vào gốc cây, góp phần hạn chế cỏ dại, đồng thời đất không bị xói mòn, rửa trôi mà giữ được độ tơi xốp.
Thấy vườn đào nhà anh sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều nông dân đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Vừa qua, anh Tiến là một trong 3 “Nhà nông trẻ xuất sắc” toàn quốc của Hải Phòng được nhận giải thưởng Lương Định Của cho do Trung ương Đoàn trao tặng.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, do đầu ra khó khăn và con giống khan hiếm, nên việc nuôi đà điểu của người dân Quảng Nam đành bỏ trống chuồng hoặc chuyển sang con vật nuôi khác. Cái thời bay trên cánh... đà điểu ở đây đã không còn.

Theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2015, tỉnh Hậu Giang đặt ra mục tiêu có 11/54 xã (chiếm 20%) hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Hiện Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cùng các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm tăng tốc về đích vào cuối năm.

Ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc, không sợ nguồn nước ô nhiễm, không sợ nắng nóng kéo dài mà lại thu lợi nhuận khá là những chia sẻ của người dân Trà Vinh đối với mô hình nuôi tôm dưới tán rừng.

Nuôi chình bông đạt năng suất cao không khó, nên giữ cho nước nuôi trong bể xi măng trong lành, tạo thêm oxy, cho ăn đầy đủ, cá chình tiêu thụ thức ăn không nhiều lắm nên tiết kiệm chi phí cho nhà nông.

Dù được dự báo là tình hình xuất khẩu gạo sẽ khả quan hơn trong vòng 6 tháng cuối năm, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp (DN) cần tiếp tục thay đổi chiến lược xuất khẩu, xuất khẩu theo nhu cầu, mở rộng thêm thị trường mới…