Gà ta Gò Công không đủ cung ứng nhu cầu thị trường

Với giá này, mỗi hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta theo qui trình thả vườn an toàn sinh học, sau vụ nuôi 4 tháng lãi trên 20 triệu đồng.
Gà ta Gò Công là giống gà đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đồng thời là đặc sản có lợi thế cạnh tranh của HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công.
Đây là giống gà lai do đích thân ông Nguyễn Quốc Kiệt, một kỹ sư chăn nuôi và Giám đốc HTX lai tạo thành công từ giống gà vàng và gà chọi cho ra giống gà mới nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất đẻ trứng, chất lượng thịt, thị trường ưa chuộng, được ông đặt tên là "Gà ta Gò Công".
Giải pháp "Gà ta Gò Công" đã đoạt giải ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ VII (2007 - 2008).
Ông Nguyễn Quốc Kiệt chia sẻ, hiện nay, ông đã nhận rất nhiều yêu cầu cung ứng sản phẩm thịt gà ta Gò Công của các doanh nghiệp, cơ sở thu mua trong, ngoài tỉnh, nhưng phải từ chối bởi sản lượng mỗi ngày chỉ cung ứng được từ 700 - 1. 000 con gà thịt cho Công ty TNHH San Hà theo hợp đồng bao tiêu toàn bộ giữa HTX và doanh nghiệp từ năm 2012 đến nay.
Related news

Trong thời gian gần đây, có một loài cá chạch được phát triển nuôi ở nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm nổi bật của loài cá chạch này là có xương mềm (xương sụn).

Thực tế cho thấy, việc mua gạo tạm trữ có lợi không nhiều đối với nông dân. Các doanh nghiệp chỉ mua với giá cao hơn thời điểm chưa có chủ trương mua tạm trữ từ 100-300 đồng/kg.

Với đặc thù 2/3 dân di cư từ nơi khác đến, nguyên nhân đói nghèo ở Mường Nhé một phần do người dân thiếu tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất lạc hậu, người dân chưa thực sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo...

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.

Sau gần 3 tháng, hành tím Lý Sơn xuống giống hồi tháng giêng nay đã cho thu hoạch. Hành vụ này hầu hết là được mùa, được giá, nhưng nông dân đất đảo vẫn kém vui.