Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ sâu bệnh hại bưởi Diễn

Phòng trừ sâu bệnh hại bưởi Diễn
Ngày đăng: 15/10/2015

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

Triệu chứng:

Là loại sâu phá hoại cây ở thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc xuân.

Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá non, cành non, quả non tạo thành các lớp ngoằn ngoèo có phủ sáp trắng, lá non xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá, có sâu non bằng đầu kim.

Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10.

Biện pháp phòng trừ:

Phun thuốc Polytrin 440 EC 25 ml/10 lít nước hoặc Selecron 500 EC 25 ml/10 lít nước, phun phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, quả non và hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ 1 - 2 cm, quả non có đường kính 2 - 3 cm, phun ướt hết mặt lá non, quả non.

Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)

Triệu chứng:

Trưởng thành và ấu trùng dùng vòi để chích hút dịch quả từ khi quả còn rất nhỏ.

Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu.

Trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì sẽ vàng, rám và rụng sớm.

Quả đã lớn bị bọ xít xanh gây hại thì dễ bị thối rụng.

Biện pháp phòng trừ:

Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

Thường xuyên kiểm tra quả và những lá gần quả để phát hiện và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy.

Sử dụng một số loại thuốc như Bascide 50EC, dầu khoáng SK, Enspray 99 EC, Hoppercin 50 EC… để phun trừ.

Nhện đỏ (Panonychus citri)

Triệu chứng:

Phát sinh quanh năm hại lá, chủ yếu vào vụ xuân.

Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi.

Trên lá nơi nhện tụ tập, mặt lá có những vòng tròn, lá bị bạc và hơi phồng.

Biện pháp phòng trừ:

Dùng thuốc Comite 73EC 10 ml/10 lít nước; Ortus 5 SC, dầu khoáng SK, Newsodan 5.3 EC pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà SX, phun ướt cả 2 mặt lá, phun lúc cây ra lộc non, quả non và phun sau khi cây đậu quả 10 - 15 ngày để phòng ngừa.

Rệp muội xanh (Aphis spiraecola) và rệp muội đen (Toxoptera aurantii)

Triệu chứng:

Rệp muội xanh và rệp muội đen là 2 loài gây hại phổ biến với mật độ cao, làm lá vàng úa, phủ kín muội đen, dẫn đến giảm khả năng quang hợp, năng suất cũng như chất lượng quả.

Rệp muội gây hại chủ yếu trên lá non, cành non, lá bị xoắn rộp, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

Biện pháp phòng trừ: Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rệp muội.

Bảo vệ và tạo điều kiện để các loại thiên địch trong vườn phát triển.

Dùng thuốc Trebon 10 EC, Sherpa 25EC theo nồng độ khuyến cáo của nhà SX, phun 1 - 2 lần ở thời kỳ lộc non.

Rệp sáp (Planococcus citri)

Triệu chứng: Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút lá, cành, quả, cuống quả.

Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, quả cũng có thể bị biến màu, biến dạng, phát triển kém và bị rụng.

Gây hại chủ yếu vào mùa nắng.

Mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

Biện pháp phòng trừ:

Sherpa 25EC hoặc Trebon 10 EC pha với nồng độ 0,1 - 0,2%, phun 1 - 2 lần ở thời kỳ lá non.

Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên rệp làm thuốc dễ thấm.

Sâu đục thân (Nadezhdiella cantori) sâu đục cành (Chelidonium argentatum)

Triệu chứng:

Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính.

Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

Biện pháp phòng trừ: Thăm vườn thường xuyên, bắt xén tóc trưởng thành, bắt sâu non.

Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non.

Quét vôi hàng năm vào gốc cây và cành cấp 1 để diệt trứng.

Dùng các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% bơm vào lỗ đục của cây sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

Kết hợp phun các loại thuốc lên trên cây để diệt trứng.

Bệnh loét (Xanthomonas campetris)

Triệu chứng:

Bệnh gây hại nặng tất cả thời kỳ trồng bưởi Diễn nếu không phòng ngừa tốt.

Lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dày đặc, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu.

Cành bị nhiều vết bệnh sẽ bị khô và chết, thời kỳ mang quả bị bệnh tấn công từ lúc quả còn nhỏ đến khi quả lớn, bệnh nặng làm rụng quả.

Năm nào, mưa nhiều thời tiết nóng ẩm bệnh phát triển mạnh thành dịch.

Biện pháp phòng trừ:

Phun Boocdo 1% (15 gr sunphat đồng + 20 gr vôi tôi/20 lít nước) hoặc Kocide 53.8 DF.

Bệnh sẹo (Elsietti)noe fawc

Triệu chứng:

Lá và quả có những nốt nổi gồ ghề màu nâu, thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ.

Vết bệnh tạo thành những nốt ghẻ nhỏ trên bề mặt lá, màu vàng rơm.

Nhiều vết bệnh liên kết lại thành từng mảng lớn làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây sinh trưởng kém, cằn cỗi.

Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa theo các đợt lá và chồi non.

Biện pháp phòng trừ:

Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh.

Phun định kỳ các loại thuốc trừ nấm theo các đợt lá, chồi non như Kocide53.8 DF, Kasuran 0,2%, Mancozeb 0,2%.

Bệnh chảy gôm (Phytophthora sp)

Triệu chứng:

Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 20 - 30 cm trở xuống cổ rễ và phần rễ.

Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị nứt và chảy nhựa (chảy gôm).

Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.

Biện pháp phòng trừ:

Đối với vết hại cục bộ ở phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette 800 WP nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh.

Đối với những cây bị nhẹ cần phun Aliette 800 WP nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây.


Có thể bạn quan tâm

Đột Phá Từ Cây Măng Tây Xanh Đột Phá Từ Cây Măng Tây Xanh

Măng tây xanh được xem là loại rau cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao. Để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, UBND tỉnh đã có định hướng sẽ thực hiện đề án phát triển và tiêu thụ cây măng tây xanh trên địa bàn TP. Bạc Liêu.

15/11/2013
Tập Trung Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân Tập Trung Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân

Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014. Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.

15/11/2013
Nông Dân Lại Nói Làm Lúa Vụ 3 Hại Nhiều Hơn Lợi Nông Dân Lại Nói Làm Lúa Vụ 3 Hại Nhiều Hơn Lợi

Sau khi TBKTSG Online đăng tin "Bộ NN-PTNT: Lúa vụ 3 lợi nhiều hơn hại" từ một dự thảo quy hoạch sản xuất lúa vụ 3 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tòa soạn đã nhận được bài viết phản hồi của một nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, chúng tôi đăng bài viết này để rộng đường dư luận vốn có nhiều tranh luận về lợi và hại của lúa vụ 3 trong nhiều năm qua.

15/11/2013
Giá Ớt Cao “Kỷ Lục” Giá Ớt Cao “Kỷ Lục”

Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.

15/11/2013
Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.

09/04/2015