Đưa Ngô Lai Lên Vùng Núi Sơn Hà
Việc nhân rộng mô hình trồng ngô (bắp) lai giống LVN 10 của Trung tâm Khuyến nông huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn chủ trương chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng ở địa phương này.
Nhận thấy giống ngô LVN 10 phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng huyện miền núi Sơn Hà, vụ đông xuân 2013-2014, Trung tâm Khuyến nông huyện đã chọn giống ngô này và triển khai làm điểm tại cánh đồng Nà Rớ, thôn Làng Mùng, xã Sơn Bao.
Mô hình được thực hiện từ tháng 12.2013 đến tháng 4.2014, trên diện tích 40 sào, với sự tham gia của 40 hộ dân, tổng kinh phí 31 triệu đồng. Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho số hộ tham gia; tổ chức cho người dân làm đất, xử lý đất, bón phân lót, tỉa giặm... theo đúng quy trình. Ngoài ra, trạm còn mời cán bộ thôn, xã tham gia để có sự phối hợp chỉ đạo kịp thời.
Ngay sau khi xuống giống, gặp đợt không khí lạnh kéo dài, tiếp đến trời khô hanh làm cho ngô nẩy mầm không thuận lợi, sâu bệnh phát sinh nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô. Giai đoạn ngô xoắn nõn trổ cờ thì thời tiết lại khô hạn…
Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị tốt, nên những khó khăn, trở ngại trên đã được xử lý khắc phục kịp thời. Nhờ vậy mô hình vẫn thu được kết quả cao. Năng suất ngô đạt trên 56 tạ/ha, gấp từ 4-6 lần so với giống ngô truyền thống.
Ông Đinh Văn Treo - nông dân tham gia mô hình cho biết: Trồng ngô lần này, nhờ làm theo hướng dẫn của cán bộ nên khoảng 2 sào thu được gần 6 tạ. Đây lần đầu tiên gia đình thu hoạch được nhiều ngô như vậy.
Ông Đinh Văn Trung - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà thông tin: Ngoài tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích sản xuất, mô hình này còn từng bước giúp người dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số địa phương, nâng cao nhận thức trong thực hiện hình thức gieo trồng gối vụ, xen canh; tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật; tận dụng nguồn lực sẵn có như đất đai, lao động để có xác định đầu tư phù hợp; góp phần đa dạng hóa cây trồng ở địa phương...
Có thể bạn quan tâm
Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.
Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.
Hàu là loại ngư sản biển chuyên sống bám theo các vách đá. Ở tỉnh Trà Vinh, hàu sống nhiều theo vách các cống thoát nước xây bằng bê tông trong các ao tôm của người dân huyện Duyên Hải. Do đó, muốn săn bắt hàu, người ta phải ngâm mình dưới nước để dò tìm hàu.
Ở Diên Khánh - vùng trồng cây mía giải khát lớn nhất tỉnh Khánh Hòa - trong những ngày nắng hạn này, nông dân rất phấn khởi bởi mía bán được giá. Ông Lê Chơn (xã Diên Lâm) hồ hởi: “Tôi vừa bán 5 sào (5.000m2) mía tuần trước được 9,5 triệu đồng, so với giá mía đường hiện nay lãi gấp 3 lần nhưng thương lái vẫn hỏi mua vì đang hút hàng…”.
Chỉ thị trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố cùng các phòng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc các đối tượng tàng trữ, lắp ráp và vận chuyển vật dụng cấm dùng khai thác thủy sản; Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì phối hợp với các sở, ngành cùng các địa phương vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản bằng chất cấm và thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.