Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Tượng Sơn

Để giúp các hộ nuôi từng bước chuyển dần hình thức nuôi tôm từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh theo hướng bền vững, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao đất có quạt nước theo hướng bền vững do anh Nguyễn Trọng Định làm chủ mô hình.
Với quy mô diện tích 0,5 ha. Số lượng giống thả 20 vạn con (mật độ 40 con/m²). Sau 79 ngày thả nuôi kích cỡ đạt 65 con/kg anh tiến hành thu hoạch. Năng suất đạt 6 tấn/ha, giá bán 130 000 đồng/kg. Tổng thu 390 triệu đồng, trừ chi phí anh còn thu lãi trên 200 triệu đồng.
Theo anh Nguyễn Trọng Định, để nuôi tôm thành công thì người nuôi cần chú ý cải tạo ao đầm kỹ trước khi nuôi, bố trí hệ thống máy quạt nước hợp lý với mật độ tôm thả để cung cấp ô xy đủ trong quá trình nuôi, sử dụng men vi sinh trong suốt quá trình nuôi để cải thiện môi trường ao nuôi tốt, sau khi tôm thả nuôi được 20 ngày cần phải định kỳ bón vi sinh 1 lần/tuần. Để giảm thiểu các rủi ro các hộ nuôi cần phải chủ động được nhiên liệu như điện, xăng dầu, vôi.
Thành công của mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất có quạt nước, mật độ 40 con/m2 đã mở ra hướng đi mới hiệu quả cho nghề nuôi tôm ở xã Tượng Sơn nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Từ đó góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Có thể bạn quan tâm

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.

Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.

Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.