Hiệu Quả Từ Mô Hình 1 Phải, 5 Giảm Trên Cây Lúa
Ngày 22-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật tổng kết mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa vụ hè- thu 2013.
Mô hình triển khai thí điểm cho 2 hộ dân trên địa bàn thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn với diện tích 1ha, tổng kinh phí gần 17,5 triệu đồng. Các hộ dân tham gia được hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư nông nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật. Qua 3 tháng triển khai, kết quả cho thấy mô hình “1 phải, 5 giảm” giúp nông dân tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư gồm: giảm được giống, phân bón, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm số lần tưới nước, tỷ lệ đổ ngã thấp…
Qua tính toán, năng suất lúa từ mô hình “1 phải, 5 giảm” bình quân đạt 6,9 tạ/sào, tăng hơn 70kg/sào so với ruộng đối chứng tại địa phương và cho lợi nhuận cao hơn khoảng 8 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm
Cho vay tái canh cà phê (TCCP) là chỉ đạo của Chính phủ và là giải pháp rất hiệu quả để cải tạo, trồng mới diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, bị sâu bệnh… bằng các giống cà phê có năng suất - chất lượng cao. Đồng thời phát triển cây cà phê bền vững, nâng cao giá trị của cà phê Việt Nam và tăng thu nhập cho người nông dân.
Thực hiện quyết định 01/2015/QĐ-UBND, ngày 8/1/2015 của UBND tỉnh Trà Vinh về mức hỗ trợ cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn, xã Kim Sơn (Trà Cú, Trà Vinh) đã xây dựng “Mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu” với quy mô 22,35 ha tại ấp Xoài Rùm. Kết quả bước đầu đã mang lại hiệu quả, báo hiệu một vụ mùa bội thu.
Vụ hè thu năm nay trên đồng ruộng huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận xuất hiện nhiều “lúa ma” gây thiệt hại đáng kể cho nông dân. Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện tập trung tuyên truyền hướng dẫn bà con biện pháp phòng trừ “lúa ma” gây hại, hạn chế lây lan trên diện rộng.
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) thông tin, một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trên đàn gà 114 con làm 102 con bị chết.
Tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, được hỗ trợ kỹ thuật, phát huy sức mạnh tập thể… là những lợi ích thiết thực mà mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) ở xã Tân An (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã triển khai và khá thành công trong những năm gần đây.