Đổi Đời Nhờ Nuôi Dê

Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.
Anh Lê Quang Trưởng (xã An Thạnh Trung, Chợ Mới, An Giang) cứ cách ngày chở hơn chục lít sữa dê qua TP. Long Xuyên bỏ mối các quán, tận nhà riêng phục vụ các bé và nhu cầu làm đẹp cho chị em phụ nữ. Nuôi dê từ năm 1983 - thời điểm đó, gia đình anh nuôi để giải trí, chứ không hiệu quả mấy.
Khoảng 4 năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng thịt dê tăng cao cũng là lúc phong trào hưng thịnh. Anh đang sở hữu 34 con dê lai đủ loại. Nhiều năm kinh nghiệm nên anh tự phối giống dê, bán giống, thịt và sữa. Anh Trưởng thổ lộ: “Loại này tăng trọng nhanh và cho sữa khá hơn dê đen Bách Thảo”. Để tạo nhiều sữa, anh chịu khó lên internet học hỏi, tìm nguồn thức ăn giúp dê lợi sữa.
“Dê ăn so đũa, cây trichanthera vì độ đạm rất cao, cho sữa nhiều, trung bình vắt 1 - 1,5 lít sữa/con/ngày. Nuôi 1 năm, dê đẻ lứa con đầu tiên, cho bú một thời gian rồi bắt đầu lấy sữa. Dê đẻ 2 năm 3 lứa, con khỏe 1 năm 2 lứa. Dê mẹ 60kg mang thai 5 tháng đẻ 2 - 4 con (3kg/con). Coi xoàng vậy chứ tổng thu nhập từ dê thịt, giống và sữa hơn 200 triệu đồng/năm, trong khi chi phí thấp” - anh Trưởng phấn khởi.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Châu Văn Ly nhận xét: “Đây là mô hình phát triển kinh tế rất hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập chính ở nông thôn, giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi. Gần chục năm nay, giá dê thương phẩm, dê giống ổn định, người dân đã bắt đầu nuôi dê trở lại”.
Năm 2006, với số tiền 15 triệu đồng tiết kiệm sau khi xuất ngũ, anh Võ Minh Trí (xã Hòa An, Chợ Mới) đã mạnh dạn nuôi dê nhốt chuồng.
Hiện, anh có 4 con dê mẹ, trung bình một con dê mẹ đẻ từ 2 - 3 dê con/năm; dê con từ 4 - 5 tháng tuổi bán từ 3 - 4 triệu đồng/con. Anh Trí cho biết, nếu có đủ cỏ, sau 5 tháng nuôi, dê có thể đạt trên 25 kg/con, dê tốt để bán giống, còn xấu bán thịt. Anh Trí cho biết: “Nuôi 10 con dê trong 4 tháng lời 20 triệu đồng, bằng làm hơn 10 công ruộng. Nuôi dê nhiều cái lợi, không tốn tiền mua thức ăn, tự sản xuất giống, dễ bán”.
Trước đây, mô hình nuôi dê chỉ phổ biến ở xóm Chăm (Châu Phong, TX. Tân Châu), làng Chăm (xã Khánh Hòa, Châu Phú) và xóm Chăm (An Phú), nhưng nhờ hiệu quả kinh tế cao nên nhiều năm nay, phong trào nuôi dê đã nhân rộng khắp tỉnh. Cứ nuôi 10 con dê, 4 tháng lời 20 triệu đồng, bằng làm hơn 10 công ruộng…
Có thể bạn quan tâm

Kết thúc vụ sản xuất lúa hè thu, ruộng được “nghỉ” từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Tận dụng khoảng thời gian này, một số nông dân ở huyện Nghĩa Hành đã sản xuất rau màu hoặc chăn thả gia súc ngay trên đồng ruộng không sản xuất cho thu nhập cao…

Tuy đã là thời điểm cuối vụ, thế nhưng dọc theo tuyến đường liên huyện Sơn Hà - Ba Tơ, trái đắng được các đại lý thu mua đem phơi rất nhiều.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Tuy Phước đã có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân hằng năm tăng 5,1%; chiếm 36% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ KH&CN về nhiệm vụ thuộc dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất muối sạch, muối tinh và hình thành liên kết theo chuỗi giá trị giữa BIDISALCO với diêm dân tại Bình Định” thực hiện năm 2015.

Ông Võ Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn), cho biết: Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm Nhà nước hỗ trợ, dân hưởng lợi” và “Xã có công trình dân có việc làm”.