Sản Lượng Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy, Hải Sản Ở Thanh Hóa Tăng 9,8%
Tính đến cuối tháng 2/2014, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7.228 tàu cá với tổng công suất 379.602CV, bình quân 55,9CV/tàu. Do bà con chủ động tốt việc thăm dò ngư trường và tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật về chăm sóc, nuôi thả, nên tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản của tỉnh vẫn đạt kết quả khá.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt 6.804 tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó sản lượng nuôi nước mặn ước đạt 838 tấn, nước lợ 238 tấn, nước ngọt 1.933 tấn; sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 14.044 tấn, trong đó khai thác xa bờ đạt 2.748 tấn.
Hiện, nông dân ở các địa phương đang tiến hành vệ sinh, nạo vét ao đầm để thả nuôi tôm nước lợ niên vụ năm 2014. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai kế hoạch theo dõi chất lượng nguồn nước, môi trường tình hình dịch bệnh tôm nuôi (trên diện tích thả nuôi mới), kiểm soát và xử lý các hoạt động vận chuyển con giống tôm nuôi, vận động khuyến cáo người dân cần tuân thủ khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2014 để vụ nuôi tôm đạt thắng lợi về chỉ tiêu cũng như kế hoạch đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, người nuôi ba ba trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) luôn lo lắng do ba ba rớt giá trên thị trường.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nội địa trong tháng 3/2014 có nhiều biến động mà nguyên nhân chính được nhận định là do ảnh hưởng của quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2012 đến 31/1/2013 (POR8).
Tính đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) có tổng cộng 2.727 con bò sữa, trong đó có 690 con đang cho sữa. Sản lượng sữa vắt trung bình mỗi ngày là 10.361 kg.
Cây tiêu vốn là loại cây trồng chủ lực của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), thời gian gần đây giá tiêu lên cao và giữ ở mức ổn định từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.
Năm 2009, một vài hộ dân thôn Lập Định, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai sáp. Với diện tích 4 ha ban đầu, đến nay toàn xã đã có 60 ha trồng khoai sáp.