Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Nào Cho Cây Mía Cù Lao Dung

Giải Pháp Nào Cho Cây Mía Cù Lao Dung
Ngày đăng: 07/03/2014

Tính đến cuối tháng 2 này, nông dân Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã thu hoạch được khoảng 4.500 ha mía, chiếm 55% diện tích.

Hiện giá mía nguyên liệu thu mua tại nhà máy là 910 đồng một ký cho mía 10 chữ đường. Tuy nhiên do thiếu phương tiện vận chuyển nên đa số người trồng mía thường bán sô tại ruộng với giá 650 đ/kg.

Với năng suất bình quân khoảng 12 tấn/công thì giá trị thu được khoảng 7,8 triệu đồng tương đương với chi phí đầu tư, nếu năng suất, chữ đường đạt thấp hơn thì coi như nông dân bị lỗ.

Ông Lâm Văn Cọp ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3 cho biết: “Tôi có 5 ha đất trồng mía, niên vụ 2012-2013, tôi lời hơn 100 triệu đồng, còn niên vụ 2013-2014 mía rớt giá, tôi bán tại rẫy với giá 650 đồng/kg, nên lỗ nặng”.

Còn hộ ông Võ Văn Điền ở thị trấn Cù Lao Dung. Nhà chỉ có 4 công mía, do sợ mía ngày càng rớt giá, ông đã chấp nhận bán sớm lúc mía mới hơn 9 tháng tuổi để còn kịp làm thêm một vụ cây trồng khác, mong có thêm thu nhập. Do mía lưu gốc nên năng suất đạt thấp, non chữ đường, trừ chi phí đầu tư 1 công chỉ có lãi khoảng 1 triệu đồng.

Ông Điền cho biết: “Tôi bán sớm để cuốc đất lên trồng khoai lang chứ để thêm vài tháng nữa cũng không lời được bao nhiêu. Xong vụ này chắc tôi trồng giống mía khác có năng suất và chữ đường cao hơn để tăng thu nhập”.

Những năm gần đây giá mía luôn bấp bênh, nhiều nông dân phải rơi vào cảnh thiếu vốn sản xuất. Bà con cho rằng thu nhập từ trồng mía còn không bằng đi làm thuê. Canh tác nông nghiệp giữa vùng đất bốn bề sông nước, người trồng mía Cù Lao Dung luôn gánh chịu những thiệt thòi như: lụt bão, nhiễm mặn, chi phí đầu tư cao, giá cả bấp bênh.

Vì vậy việc tăng gia sản xuất để đạt mức lợi nhuận từ 70-90 triệu đồng 1 ha theo mong muốn của Chính phủ trong thời điểm này đối với người trồng mía chỉ ước mơ. Bởi lẽ so với cây lúa, cây ăn trái hay con tôm… thì chính sách tam nông đối với cây mía còn quá hạn chế. Đại Ân 1 là xã có diện tích trồng mía chiếm 70% diện tích đất sản xuất. Nhiều năm giá mía xuống thấp là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Ông Trần Thanh Việt - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Do giá mía xuống thấp ảnh hưởng đến đời sống của người dân nên công tác giảm nghèo ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Thay mặt chính quyền địa phương, tôi đề nghị các cấp, các ngành có chính sách bảo hộ cây mía giống như cây lúa, bao tiêu giá và đầu ra để kinh tế - xã hội của địa phương phát triển mang tính bền vững”.

Trước những khó khăn trong sản xuất mía đường, tỉnh Sóc Trăng đã có những giải pháp tháo gỡ như: thí điểm mô hình cánh đồng mẫu, tăng cường cơ giới hóa, đưa ra một số giống mía mới. Tuy nhiên những giải pháp hỗ trợ đó vẫn còn chậm và chưa thể bù đắp cho giá mía tụt giảm.

Năm 2013 tình hình nuôi tôm thẻ khá thành công, lợi nhuận so với cây mía chênh lệch quá lớn, nên việc đa số người trồng mía đều muốn chuyển sang nuôi tôm để mau chóng làm giàu là điều tất yếu. Ông Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung đánh giá: “Năm 2014, bà con nhân dân huyện Cù Lao Dung đã tập trung chuyển đổi từ diện tích mía sang nuôi tôm, theo dự báo của các xã cũng như cơ quan chuyên môn, diện tích có thể lên đến 300 ha”.

Việc chuyển đổi từ cây mía sang con tôm hiện nay ở Cù Lao Dung đang tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp khá lớn, thuận lợi và khó khăn ra sao, ý kiến của các cơ quan chức năng thế nào? Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh với bạn xem đài trong các chương trình thời sự sắp tới.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP? Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP?

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

21/07/2015
Đầm Hà (Quảng Ninh) làm giàu từ phát huy thế mạnh thuỷ sản Đầm Hà (Quảng Ninh) làm giàu từ phát huy thế mạnh thuỷ sản

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

21/07/2015
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 440 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 440 triệu USD

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.

21/07/2015
Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm giảm 29,4% Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm giảm 29,4%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm 29,2% so với cùng kỳ. Dự báo tổng xuất khẩu tôm Việt Nam trong 6 tháng cuối năm đạt trên 1,9 tỷ USD, còn cả năm ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

21/07/2015
Ma trận thị trường yến sào Ma trận thị trường yến sào

Những năm gần đây, phong trào nuôi yến ở Bình Định phát triển mạnh mẽ, hiện có khoảng 100 cơ sở nuôi, khai thác yến. Đi liền đó, các cơ sở mua bán, kinh doanh mặt hàng này cũng nở rộ.

22/07/2015