Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Đời Nhờ Nuôi Dê

Đổi Đời Nhờ Nuôi Dê
Publish date: Saturday. February 28th, 2015

Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.

Anh Lê Quang Trưởng (xã An Thạnh Trung, Chợ Mới, An Giang) cứ cách ngày chở hơn chục lít sữa dê qua TP. Long Xuyên bỏ mối các quán, tận nhà riêng phục vụ các bé và nhu cầu làm đẹp cho chị em phụ nữ. Nuôi dê từ năm 1983 - thời điểm đó, gia đình anh nuôi để giải trí, chứ không hiệu quả mấy.

Khoảng 4 năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng thịt dê tăng cao cũng là lúc phong trào hưng thịnh. Anh đang sở hữu 34 con dê lai đủ loại. Nhiều năm kinh nghiệm nên anh tự phối giống dê, bán giống, thịt và sữa. Anh Trưởng thổ lộ: “Loại này tăng trọng nhanh và cho sữa khá hơn dê đen Bách Thảo”. Để tạo nhiều sữa, anh chịu khó lên internet học hỏi, tìm nguồn thức ăn giúp dê lợi sữa.

“Dê ăn so đũa, cây trichanthera vì độ đạm rất cao, cho sữa nhiều, trung bình vắt 1 - 1,5 lít sữa/con/ngày. Nuôi 1 năm, dê đẻ lứa con đầu tiên, cho bú một thời gian rồi bắt đầu lấy sữa. Dê đẻ 2 năm 3 lứa, con khỏe 1 năm 2 lứa. Dê mẹ 60kg mang thai 5 tháng đẻ 2 - 4 con (3kg/con). Coi xoàng vậy chứ tổng thu nhập từ dê thịt, giống và sữa hơn 200 triệu đồng/năm, trong khi chi phí thấp” - anh Trưởng phấn khởi.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Châu Văn Ly nhận xét: “Đây là mô hình phát triển kinh tế rất hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập chính ở nông thôn, giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi. Gần chục năm nay, giá dê thương phẩm, dê giống ổn định, người dân đã bắt đầu nuôi dê trở lại”.

Năm 2006, với số tiền 15 triệu đồng tiết kiệm sau khi xuất ngũ, anh Võ Minh Trí (xã Hòa An, Chợ Mới) đã mạnh dạn nuôi dê nhốt chuồng.

Hiện, anh có 4 con dê mẹ, trung bình một con dê mẹ đẻ từ 2 - 3 dê con/năm; dê con từ 4 - 5 tháng tuổi bán từ 3 - 4 triệu đồng/con. Anh Trí cho biết, nếu có đủ cỏ, sau 5 tháng nuôi, dê có thể đạt trên 25 kg/con, dê tốt để bán giống, còn xấu bán thịt. Anh Trí cho biết: “Nuôi 10 con dê trong 4 tháng lời 20 triệu đồng, bằng làm hơn 10 công ruộng. Nuôi dê nhiều cái lợi, không tốn tiền mua thức ăn, tự sản xuất giống, dễ bán”.

Trước đây, mô hình nuôi dê chỉ phổ biến ở xóm Chăm (Châu Phong, TX. Tân Châu), làng Chăm (xã Khánh Hòa, Châu Phú) và xóm Chăm (An Phú), nhưng nhờ hiệu quả kinh tế cao nên nhiều năm nay, phong trào nuôi dê đã nhân rộng khắp tỉnh. Cứ nuôi 10 con dê, 4 tháng lời 20 triệu đồng, bằng làm hơn 10 công ruộng…


Related news

Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ

Song hành với vai trò là “Vùng động lực” trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.

Monday. June 29th, 2015
Vượt khó sản xuất hè thu Vượt khó sản xuất hè thu

Vụ hè thu 2015, huyện Hương Sơn đặt kế hoạch gieo cấy 2.400 ha, nhưng do hạn hán, đỉnh điểm, kéo dài nên rút xuống còn 1.588 ha. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác chống hạn, Hương Sơn thực hiện vượt kế hoạch điều chỉnh, gieo cấy đạt trên 1.800 ha, đồng thời, gieo trỉa được 1.900 ha đậu, 500 ha ngô. Những kết quả đó đã phản ánh sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.

Monday. June 29th, 2015
Tìm đầu ra cho hạt gạo Tìm đầu ra cho hạt gạo

Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Monday. June 29th, 2015
Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững

Sản xuất rau là nghề truyền thống và thế mạnh của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Qua sản xuất, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong luân canh, xen canh rau màu và việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT) là định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mô hình trồng RAT tại Tứ Xã được triển khai từ năm 2006, đến nay vẫn chưa thực sự có một hướng đi bền vững.

Monday. June 29th, 2015
Liên kết sản xuất lúa giống hàng xóa ở Duy Xuyên nông dân điêu đứng Liên kết sản xuất lúa giống hàng xóa ở Duy Xuyên nông dân điêu đứng

Vụ đông xuân 2014 - 2015, ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa (tỉnh Nghệ An) sản xuất lúa giống hàng hóa trên các cánh đồng mẫu. Thế nhưng, gần 2 tháng trôi qua kể từ khi kết thúc mùa thu hoạch, nhà nông vẫn không thấy doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm như đã cam kết…

Monday. June 29th, 2015