Đoạn Đường... Chuối Hột
Du khách qua lại QL91 đoạn xã Mỹ Phú (huyện Châu Phú - An Giang), thường ghé mua chuối hột tươi. Những buồng chuối xanh treo lủng lẳng hai bên đường khiến khách thích thú.
Khi ghé vào bất kỳ điểm bán chuối hột nào ở khu vực này, người mua thường được giới thiệu… về chuối, không phải ăn như thế nào, mà là công dụng trị bệnh của nó. Ghé một điểm bán dựng bảng quảng cáo nét chữ viết bằng tay “Kim Nhĩ, bán chuối hột sỉ và lẻ, điện thoại…”, cô bán hàng vui vẻ chào mời.
Chị Kim Nhĩ - chủ nhân điểm bán chuối hột cho biết, “đoạn đường” chuối hột mới có từ gần 2 năm nay và chị bán chuối hột cũng vì muốn “kể” tác dụng không ngờ của chuối hột. Đó là khoảng 18 năm trước, chị bị sỏi thận, chạy chữa nhiều nơi, tốn nhiều tiền nhưng vẫn không khỏi.
Tình cờ nghe một người ở xóm khỏi bệnh gai cột sống nhờ ăn chuối hột nên chị thử dùng theo. Không ngờ sau một thời gian đi tái khám, bác sĩ thông báo hạt sỏi trong thận của chị đã biến mất.
Và từ đó, chị mở quầy bán chuối hột từ vườn trồng sau nhà, với mong muốn giúp nhiều người tìm thấy phương thuốc hiệu quả trị một số bệnh. Đến nay, khu vực này có hơn chục điểm bán chuối hột. Khách có thể mua cả buồng, từng nải hoặc chuối khô, hột chuối và rượu chuối đã ngâm sẵn.
Ngoài điểm bán của chị Kim Nhĩ, trên đoạn đường từ cầu Vịnh Tre đến các ấp Mỹ Trung, Mỹ Lợi, Mỹ Hưng (xã Mỹ Phú) có nhiều điểm bán chuối “mọc theo”. Khách có thể mua chuối tươi 15.000 đ/kg, chuối khô 25.000 đ/g, hột chuối (đen) 35.000 đ/lon, hột chuối (trắng) 25.000 đ/lon.
Kèm theo “hướng dẫn sử dụng” của người bán: Chuối hột có nhiều công dụng đặc biệt, ngoài ngâm rượu chữa mỏi lưng, đau nhức mà ai cũng biết, hạt chuối hột còn chữa được bệnh sỏi thận, bệnh gai cột sống, đau thần kinh tọa…
Khách mua ngày càng nhiều, nên từ những vườn chuối tại địa phương, hiện nay, các điểm bán chuối đã chuyên nghiệp hơn trong bán hàng và “mở rộng” địa bàn thu mua chuối ở các nơi khác, nơi cung cấp nhiều nhất chuối hột cho “đoạn đường… chuối hột” là ở vùng Ba Thê (Thoại Sơn).
Chị Kim Nhĩ cho biết, mỗi buồng chuối có từ 15 - 20 nải khoảng 25 - 30kg, cũng có buồng sai lên đến 50 kg/buồng. Nhờ bán chuối mà mỗi ngày chị có thêm thu nhập hơn 200.000đ.
Bác sĩ Vũ Nguyên Khiết giới thiệu trên báo Sức khỏe và Đời sống một số tác dụng của chuối hột. Đó là chuối hột còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và cũng trồng nhiều, tỉnh nào cũng có.
Trong nhân dân, người ta thường dùng chuối hột chữa được nhiều bệnh có kết quả tốt, như chữa sỏi thận, chữa bệnh tiểu đường, chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng, chữa hắc lào… Ngoài ra, lá và vỏ trái chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc trái chuối hột chữa đái gắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, kinh nghiệm dân gian người ta dùng chuối hột trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà lại không tốn tiền, không độc hại.
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 35.500 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng (TTCT) hơn 22.000 ha, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ.
Cà phê thế giới tăng kéo giá cà phê Việt Nam tăng theo. Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương (VITIC), sáng 1/8, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã có phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng rất mạnh 1,2 triệu đồng/tấn lên 40,8-41,6 triệu đồng/tấn.
Các xã ven biển của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã từng được quy hoạch là vùng nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích thả nuôi khoảng 300 ha/năm. Thế nhưng, các vùng nuôi tôm trọng điểm này hiện chỉ là vùng đất hoang vắng. Hàng chục hồ nuôi tôm trơ đáy, các máy sục khí hoen rỉ nằm chất đống... là những gì sót lại sau nhiều vụ nuôi tôm thất bát.
Vụ hè thu năm nay, huyện Tịnh Biên (An Giang) phát triển “Cánh đồng lớn” 1.176 héc-ta. Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Lập, với diện tích 660 héc-ta; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện tại các xã Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Hảo…, với diện tích 516 héc-ta.
Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh “trầm kha” của ngành chế biến hải sản trong nhiều năm trở lại đây vì nguồn cung trong nước không bảo đảm. Ngoài ra còn do tình trạng thương nhân Trung Quốc thu mua hải sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.