Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 04/09/2015

Ông Nhơn cho biết: “Nhận thức được rằng XDNTM là làm cho gia đình mình, nhân dân ở địa phương mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, nên khi xã mở đường giao thông qua đất nhà mình, tui tự nguyện đăng ký hiến 200m2 đất vườn; trước đó tui còn đóng góp hơn 50 triệu đồng mua vật liệu nâng cấp mặt đường để địa phương có điều kiện đúc bê tông toàn bộ 500 m đường xóm Mỹ Thạnh được phong quan như hôm nay...”.

Ông Phạm Sỹ Nhơn đang vận hành máy sản xuất nước đá. 

Cách đây hơn 10 năm, ông đầu tư mở 2 cơ sở sản xuất gạch ngói công suất trên 2 triệu viên/năm và duy trì cho đến hôm nay. Khi nắm được chủ trương Nhà nước tiến tới xóa bỏ lò gạch thủ công, năm 2013 ông đầu tư hơn 1,5 tỉ đồng xây dựng nhà máy sản xuất nước đá, chuyên cung cấp cho tàu thuyền đánh cá.

Ngoài ra, ông còn chăn nuôi heo, nuôi bò vỗ béo... Hoạt động sản xuất, chăn nuôi của gia đình ông đem lại lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm thường xuyên cho 26 lao động, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Ông còn giúp 4 hộ khó khăn ở địa phương có công ăn việc làm, vươn lên làm giàu.

Ông Phạm Văn Dư, Bí thư chi bộ thôn Nhơn Nghĩa Đông, nhận xét: Ông Nhơn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Ông đã gương mẫu hiến đất, đóng góp tiền làm đường bê tông, động viên bà con trong thôn làm theo. Ông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ an ninh - quốc phòng, ủng hộ thanh niên trong thôn lên đường làm nghĩa vụ quân sự... lúc nào cũng cao hơn so với mức bình quân chung. Gia đình ông nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa xuất sắc.


Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn (Bắc Kạn) Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn (Bắc Kạn)

Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…

25/08/2015
Nuôi lợn trong chuồng lạnh Nuôi lợn trong chuồng lạnh

Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

25/08/2015
Nuôi trâu giúp đồng bào Xêtiêng ổn định cuộc sống Nuôi trâu giúp đồng bào Xêtiêng ổn định cuộc sống

Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.

25/08/2015
Tỷ phú nuôi vịt trời ở Khánh Tiên (Ninh Bình) Tỷ phú nuôi vịt trời ở Khánh Tiên (Ninh Bình)

Từng là hướng dẫn viên du lịch của một công ty lữ hành tại thủ đô, rồi là nhân viên của Tập đoàn Mobifone, nhưng trong tâm khảm của anh Phạm Văn Nhật (xóm 4, xã Khánh Tiên, Yên Khánh, Ninh Bình) vẫn canh cánh mong ước làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Rời xa chốn phồn hoa đô hội, anh Phạm Văn Nhật đã trở về mảnh đất “chôn rau cắt rốn”, xây dựng trang trại chăn nuôi, nuôi chí làm giàu.

25/08/2015
Làm giàu từ nuôi chim bồ câu Làm giàu từ nuôi chim bồ câu

Với quy trình nuôi đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, nhu cầu thị trường rất lớn, hiệu quả kinh tế từ nuôi chim bồ câu đã được khẳng định, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu kết hợp với gia cầm của gia đình thương binh Phí Văn Chắc (thôn Phú Bắc, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đang cho thu nhập ổn định 150 triệu đồng/năm.

25/08/2015