Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ông Nguyễn Bá Lương, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phù Cát, cho biết: 5 năm qua, huyện tiếp tục triển khai thực hiện các khu, cụm CN (CCN) đã được hình thành, như: CCN Gò Mít, CCN Cát Nhơn; giải quyết những tồn đọng tại các khu CN (KCN) Hòa Hội; quy hoạch các CCN Cát Hiệp, Cát Khánh…, ưu tiên khuyến khích các DN có đủ điều kiện đầu tư kinh doanh hạ tầng, và đầu tư phát triển tại các CCN. Hiện toàn huyện có 3.590 cơ sở sản xuất CN-TTCN, tăng 652 cơ sở so với năm 2010, đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động.
Nón ngựa là một trong những sản phẩm thủ công độc đáo của làng nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát.
Huyện đã tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất, DN tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết nhanh gọn các thủ tục đầu tư, nhất là trên lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tạo môi trường thân thiện, cởi mở cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn huyện luôn được chú trọng. Nhờ đó, nhiều cơ sở, DN đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Điển hình như các công ty sản xuất đồ gỗ Gia Hân, Gia Vinh; các DN Phú Hòa, Hoàng Gia…, đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho gần 3.000 lao động và hàng ngàn lao động mùa vụ.
Bên cạnh phát triển CN-TTCN, toàn huyện có 9 LN truyền thống, trong đó có 8 LN được tỉnh công nhận. Trong 5 năm, huyện đã đầu tư hơn 3,3 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng LN; đầu tư kinh phí đào tạo nghề cho nông dân, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế hội nhập; tiến hành xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho LN nón ngựa Phú Gia - xã Cát Tường, nước mắm Đề Gi - xã Cát Khánh, xử lý ô nhiễm môi trường tại các LN...
Ngoài kinh phí khuyến công hỗ trợ gần 1,15 tỉ đồng, huyện còn tạo điều kiện cho các hộ sản xuất tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất, giới thiệu quảng bá sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm LN nông thôn, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng tại chỗ và tham gia xuất khẩu. Nhờ đó, các LN truyền thống đã thu hút 1.390 hộ tham gia sản xuất, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 3.500 lao động.
Phát triển CN-TTCN-LN có hiệu quả đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giá trị sản xuất CN-TTCN toàn huyện 5 năm qua tăng bình quân hàng năm 21,7%, tỉ trọng CN-TTCN, thương mại, dịch vụ chiếm 68,3% trong cơ cấu kinh tế, tăng 11,2% so với năm 2010. Riêng trong 6 tháng đầu 2015, giá trị sản xuất CN- TTCN đạt 486,3 tỉ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển CN-TTCN của huyện còn chậm và chưa ổn định; phần lớn cơ sở sản xuất CN-TTCN có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu; hiệu quả khai thác tại các khu, CCN còn thấp. Các LN truyền thống trong tình trạng sản xuất cầm chừng, bởi thiếu vốn đầu tư để cải tiến thiết bị, công nghệ, sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn…
Theo ông Nguyễn Bá Lương, với mục tiêu tăng tốc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Phù Cát tập trung phát huy nội lực, triển khai đồng bộ các giải pháp duy trì và phát triển sản xuất CN-TTCN-LN. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu, CCN đã được quy hoạch; tăng cường các hoạt động khuyến công, khuyến khích các DN đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 12 năm làm các sản phẩm shushi (từ mực, cá hồi) xuất sang Nhật, Công ty cổ phần Phát triển Thủy sản Huế (CT CPPT TSH) đã được Nhật Bản cấp giấy chứng nhận miễn kiểm khi làm thủ tục thông quan.
Nhắc đến anh Phùng Văn Hãn, thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) không ai là không biết đến anh, một trong những thanh niên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương với mức thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Ông Phạm Văn Chiến, Chánh thanh tra Sở NN&PTNT Tiền Giang cho biết, việc sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo ở Tiền Giang đến mức báo động.
Chi cục Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ ngày 25-8 đến nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã xảy ra 3 ổ bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mô hình chăn nuôi hỗn hợp gồm heo rừng lai, gà, ngan Pháp, bồ câu Pháp và cá trê lai đã giúp gia đình ông Hà Kim Nhàn, 53 tuổi, ngụ ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước thu hơn 100 triệu đồng/năm.