Đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi
* Xin ông cho biết mục tiêu QHPTNCN của tỉnh ta đến năm 2020?
- Theo QĐ số 2664, mục tiêu của QHPTNCN của tỉnh đến năm 2020 là tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) theo hướng trang trại và gia trại. Xây dựng và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị chăn nuôi và tăng thu nhập cho người dân. Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 6%/năm.
Đối với đàn heo, mục tiêu đến năm 2020 phát triển lên 1 triệu con; đàn bò 320 ngàn con (tỉ lệ bò lai đạt 90%); đàn gia cầm 8 triệu con. Sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 216.810 tấn, trong đó thịt heo 155 ngàn tấn, chiếm 70,1%; thịt bò 41.500 tấn, chiếm 19,1% và thịt gia cầm 21.500 tấn, chiếm 10%... Sản lượng trứng đạt 480 triệu quả và sản lượng sữa đạt 9.600 tấn.
* Tỉnh ta sẽ thực hiện những giải pháp nào để đạt được mục tiêu nói trên?
- Nhằm đảm bảo các mục tiêu nói trên, tỉnh ta sẽ tập trung nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống GSGC cao sản; chọn tạo các tổ hợp lai phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, ứng dụng các chế phẩm công nghệ sinh học để cải thiện môi trường chăn nuôi; nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản, dự trữ để nâng cao giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn thô xanh, phế phụ phẩm trong công nghiệp, nông nghiệp phục vụ chăn nuôi. Đồng thời, ứng dụng công nghệ cao về chẩn đoán và phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến bảo quản, công nghệ xử lý môi trường. Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý giống bò, giống heo, gia cầm.
Củng cố và tăng cường hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh GSGC, thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và đầy đủ ở các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở để phát hiện và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm dịch tại gốc nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh thuốc và chế phẩm sinh học thú y.
Cùng với việc phát triển đàn GSGC, tỉnh ta tiến hành quy hoạch diện tích 10.000 ha đất sản xuất các loại cây trồng phục vụ chăn nuôi tại các huyện, thị xã, thành phố và vận động nông dân sử dụng triệt để các sản phẩm phụ trồng trọt như rơm rạ, thân đậu, bắp... để cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn gia súc. Mặt khác hướng dẫn người dân, sử dụng thức ăn tinh như cám, gạo, bắp… sẵn có để chế biến làm thức ăn chăn nuôi.
Việc tổ chức sản xuất và giải quyết đầu ra sản phẩm cũng được tỉnh ta triển khai bằng nhiều biện pháp. Cụ thể là thành lập các HTX mới theo nhu cầu phát triển sản xuất, trên cơ sở đó đẩy mạnh liên doanh liên kết, gắn sản xuất, chế biến với tiêu thụ sản phẩm, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và phát triển thị trường.
Tăng cường xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, hình thành kênh phân phối sản phẩm chăn nuôi tại các chợ ở đô thị, siêu thị, trường học, nhà hàng, các khu cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi...
Vậy vai trò, trách nhiệm của ngành Nông nghiệp tỉnh trong thực hiện QHPTNCT đến năm 2020 như thế nào, thưa ông?
PTNT được UBND tỉnh giao là cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch và tiến hành triển khai các chương trình, đề án, dự án theo kếhoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Để thực hiện tốt quy hoạch, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc, phòng chống dịch bệnh GSGC; an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến.
Phát hành những tờ rơi, cuốn sách nhỏ về phòng chống dịch bệnh, từng bước xã hội hóa công tác thú y cùng nhiều biện pháp khác để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho người chăn nuôi. Cung cấp các thông tin về giống, về giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ và giá cả sản phẩm, giúp người chăn nuôi sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức các mô hình chăn nuôi tiên tiến nhằm chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng vào thực tế; hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng các tổ chức hợp tác chăn nuôi thích hợp để giúp đỡ các hoạt động về chăn nuôi, tạo vốn, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm...
Có thể bạn quan tâm
Sở hữu 18 ha nuôi tôm thương phẩm và 1,5 ha sản xuất tôm giống, mỗi năm thu lãi gần chục tỷ đồng, ông Nguyễn Hồng Cương được mệnh danh là vua tôm đất Nghệ An
Từ ngày áp dụng “kỹ nghệ” đeo kính cho gà, sản phẩm từ trang trại của anh Cường không những đảm bảo chất lượng mà còn đáp ứng các yêu cầu về mẫu mã.
Về các xã biển Thạnh Phong, Thạnh Hải thì gần như ai cũng biết ông Lê Văn Sấm (thường được gọi là ông Ba Sấm) là tấm gương làm giàu
Đã có gần 4ha cây ăn quả có giá trị nhưng khi kể về quá trình vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Tân ở xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên vẫn nuối tiếc.
Ông chủ của mô hình nuôi cá chình mà chúng tôi nhắc đến là anh Lê Hà Giang, trú phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình)